Ngược đá núi, thời gian…
Sau bức tường uốn lượn hình rồng dựng lên từ thung lũng và đôi cánh cổng để ngỏ của nhà lưu niệm “Đồi thông hai mộ” ở xã Hùng Sơn (Kim Bôi - Hòa Bình) là những cây hoa đào, hoa ban. Trông lên là sừng sững núi với những tảng đá mường tượng hình mặt Phật. Khói nhang thơm vấn vít trong nhà lưu niệm xây theo lối nhà sàn mới với Ban thờ văn sỹ Tùng Giang - Vũ Đình Trung, hai tiền nhân Đinh Lăng - Quách Mỵ Dung, nhân vật sư nữ Cầm Bích Liên (các nhân vật trong truyện thơ Đồi thông hai mộ).
Kỹ sư, luật sư Vũ Đình Thảo (thứ hai từ trái sang) cùng bạn bè, đồng nghiệp và người dân địa phương trước nhà lưu niệm “Đồi thông hai mộ”
Lần lượt bước lên 5 cấp đá, những tảng đá nguyên khối xếp quanh khoảnh sân được chủ nhân giữ lại sau cuộc dựng nhà, đá phá ra được tận dụng để xây tường bao chung quanh. Hết 5 cấp đá là một cánh cổng nhỏ và những bậc thang dẫn lên ngôi mộ đôi nằm giữa rừng bương và đá núi. Người chăm lo hương khói ngôi mộ đôi hai tiền nhân Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung trước đây cùng Nhà lưu niệm hôm nay là bà Bùi Thị Bảy. Người phụ nữ Mường từ lâu đã chịu ơn độ trì của tiền nhân, cũng là người đã chỉ đích xác vị trí ngôi mộ đôi khi luật sư, kỹ sư Vũ Đình Thảo đi tìm lại địa danh phát tích ra truyện thơ “Đồi thông hai mộ”.
Kỹ sư, luật sư Vũ Đình Thảo trước nhà lưu niệm “Đồi thông hai mộ”
Mới đó mà đã 5 năm trôi qua kể từ ngày ông Vũ Đình Thảo - cháu nội văn sỹ Tùng Giang xuất hiện trước công chúng với tư cách đại diện gia đình tác giả trong hội thảo khoa học “Đồi thông hai mộ” - Từ di cảo tới di sản tổ chức vào tháng 8, mùa Thu năm 2019. Trước đó một năm, cũng vào một ngày Thu, Vũ Đình Thảo đã lặn lội lên Hoà Bình, tới trụ sở hội VHNT để trao lại cuốn truyện thơ “Đồi thông hai mộ”. Với sự đồng hành của Hội VHNT Hoà Bình, cháu nội của văn sỹ Tùng Giang - Vũ Đình Trung, nay đã ngoài 60 tuổi, bắt đầu hành trình ngược nguồn tìm lại nơi phát tích thực sự của tác phẩm, bấy lâu nay vẫn bị nhầm tưởng là ở Đà Lạt, và cũng để giải mã một “niềm riêng” canh cánh bấy lâu.
Kể từ đó, không quản đường sá xa xôi, ông Vũ Đình Thảo thường xuyên thăm viếng mộ của đôi tình nhân Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung như nơi yên nghỉ của người thân. Chính nơi đầu nguồn khe Bụt ấy, ông Vũ Đình Thảo nuôi ý tưởng xây dựng nhà lưu niệm. Người kỹ sư có tâm hồn nghệ sĩ vốn có 10 năm tuổi thơ gắn bó cơ hàn bên người ông tài hoa nhưng bị hiểu lầm, tác phẩm bị cấm lưu hành. Đây luôn là ký ức không thể nào quên. Vũ Đình Thảo vốn là một học sinh giỏi Văn của Hà Tây (cũ) cuối cùng lại theo nghiệp giao thông. Ông từng đứng đầu một công ty công trình giao thông (Thuộc Bộ Giao thông vận tải); Khi đang công tác ông vẫn quyết tâm theo học Đại học Luật Hà Nội rồi lấy chứng chỉ hành nghề luật sư ở Học viện Tư Pháp ở tuổi 60. Chu đáo, ân tình, ông đã dốc lòng làm nhiều việc nghĩa, việc tâm linh.
Người dựng nhà trên đá núi
Qua dịch bệnh, năm 2022, ông Vũ Đình Thảo quyết tâm bắt tay “vào việc”. Băn khoăn giữa mấy địa thế bao quanh “Đồi thông hai mộ”, cuối cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương xã Bắc Sơn nay là xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi (tỉnh Hoà Bình), ông Thảo lại quay về với khoảnh núi đá lởm chởm lựa chọn lúc ban đầu tưởng không thể dựng nhà. Như tiền định, về sau này khi mang la bàn ra đo thì hướng dự tính xây nhà lưu niệm, hướng ban thờ và hướng ngôi mộ đôi của Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung không sai một ly.
Giáo sư sử học Lê Văn Lan, kỹ sư, luật sư Vũ Đình Thảo, nhà văn Lã Thanh Tùng, nhà văn Đào Ngọc Du và bà Bùi Thị Bảy thắp hương trước ngôi mộ đôi của hai tiền nhân Đinh Lăng và Quách Mị Dung.
Vũ Đình Thảo nói không với mìn phá đá. Trong những hình ảnh còn lưu lại được những ngày ấy giữa lô nhô công trường, đá núi, gương mặt ông sạm nắng rắn rỏi.
Từ mùa Xuân năm 2023, nhà lưu niệm “Đồi thông hai mộ” đón những vị khách đầu tiên, đó là người dân xóm núi Lương Sơn, Kim Bôi (Hòa Bình). Từ lâu họ đã biết ông Thảo là cháu nội của văn sỹ tác giả truyện thơ “Đồi thông hai mộ” mà ai nấy trong làng xã xưa nay ít nhất cũng thuộc một đôi câu. Rồi bạn hữu của Vũ Đình Thảo, trong và ngoài giới văn nghệ lần lượt về thăm nhà lưu niệm và viếng “Đồi thông hai mộ”. Nơi đây dần trở thành địa điểm tụ họp, hay như Vũ Đình Thảo vẫn nói vui là “Văn phòng 2” của Hội VHNT Hòa Bình.
Một dòng sự sống chảy xuyên…
Bước xuống từng bậc thang dẫn về nhà lưu niệm, kỹ sư Vũ Đình Thảo cho biết ngay dưới móng nhà vẫn giữ lại dòng chảy suối ngầm. Sự sống vẫn âm thầm xuyên suốt dưới bao tầng đá núi. Người cháu nội văn sỹ Tùng Giang - Vũ Đình Trung từ lâu trong ông vẫn canh cánh mong mỏi của nhân dân địa phương rằng một ngày nào đó nơi đây sẽ trở thành một điểm du lịch cộng đồng nhằm giới thiệu, lan toả bản sắc văn hoá người Mường, người Dao. Ngày ấy sẽ chóng tới. Một con đường liên kết vùng sắp sửa tới ngày thông xe đã mở gần khu vực này. Cuốn sách “Đồi thông hai mộ - Từ di cảo tới di sản” do Hội VHNT Hoà Bình đứng ra tổ chức bản thảo, nhà xuất bản Văn hoá dân tộc phát hành cũng vừa kịp ra mắt đầu mùa Hè này. Cuốn sách tập hợp 22 bài viết tâm huyết của nhiều tác giả về tác phẩm truyện thơ nổi tiếng của văn sĩ Tùng Giang - Vũ Đình Trung, thể hiện những góc nhìn về một tác phẩm được mến mộ một thời.
Người dân bản Mường, bản Dao Kim Bôi, Lương Sơn (Hoà Bình) đã được thấy một câu chuyện ý nghĩa của ngày hôm nay nối dài huyền sử.
Truyện thơ “Đồi thông hai mộ” của văn sĩ Tùng Giang - Vũ Đình Trung với hơn 1.000 câu song thất lục bát được Nhà xuất bản Yên Sơn xuất bản, phát hành lần đầu vào cuối năm 1949. Đã có một thời, truyện thơ “Đồi thông hai mộ” với nội dung khắc họa mối tình bi thương của đôi trai gái xứ Mường - Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung đã gây rúng động sâu sắc với các thế hệ độc giả, công chúng. Thế nhưng, những biến động thời cuộc đã khiến tác giả và tác phẩm có số phận long đong, lận đận. Rất nhiều người đời sau hiểu lầm về nguyên mẫu, gốc tích, xuất xứ ra đời của truyện thơ cảm động này. Cách đây gần 5 năm, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng Hội VHNT Hòa Bình đã tổ chức tọa đàm khoa học “Đồi thông hai mộ: Từ di cảo tới di sản” lật lại và giải mã những vọng âm của tác phẩm tới đương thời và đời sau.
Kỹ sư, Luật sư Vũ Đình Thảo sinh năm 1958, là cháu nội của văn sĩ Tùng Giang - Vũ Đình Trung - Tác giả truyện thơ “Đồi thông hai mộ” nổi tiếng từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước.
Rưng rưng đón nhận di ảnh liệt sĩ được phục dựng 30/08/2024 Nhóm bạn trẻ phục dựng hơn 100 bức ảnh liệt sĩ hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh 21/01/2024 Tuổi trẻ Hải Dương phục dựng ảnh liệt sĩ tặng mẹ Việt Nam anh hùng 22/12/2023 Nghĩa cử cao đẹp của những chàng trai phục dựng miễn phí hàng trăm bức ảnh liệt sĩ 27/07/2023Văn hóa
Nguyên nhân bà Xuân Hòa - chủ phòng trà Tiếng Xưa - đột ngột qua đời
Văn hóa
Biệt thự 100 tuổi trong phim 'Người đẹp Tây Đô' trước nguy cơ bị xóa sổ
Văn hóa
12 tỷ đồng để nâng cấp Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định
Văn hóa
Làm thiện nguyện chuyên nghiệp
Văn hóa
Đăng thảo luận
2024-10-29 07:24:40 · 来自121.76.127.17回复
2024-10-29 07:34:32 · 来自222.88.143.105回复
2024-10-29 07:44:44 · 来自139.197.213.109回复
2024-10-29 07:54:42 · 来自123.232.139.63回复
2024-10-29 08:04:46 · 来自61.233.206.39回复
2024-10-29 08:14:44 · 来自121.76.167.82回复
2024-10-29 08:24:50 · 来自61.236.51.7回复
2024-10-29 08:34:54 · 来自171.10.180.38回复
2024-10-29 08:45:04 · 来自182.91.199.208回复
2024-10-29 08:54:57 · 来自171.9.225.240回复
2024-10-29 09:04:43 · 来自171.13.201.128回复
2024-10-29 09:14:50 · 来自171.11.14.24回复
2024-10-29 09:34:45 · 来自106.80.82.216回复
2024-10-29 09:44:50 · 来自171.12.63.85回复