Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Ngày 22/5, tại thành phố Hội An, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024.
Kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024 được tổ chức tại bãi biển Cửa Đại, TP. Hội An
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho biết, trong nửa thế kỷ qua, thế giới đang chứng kiến tốc độ suy thoái đa dạng sinh học và hệ sinh thái chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Ước tính một triệu loài động, thực vật đứng bên bờ vực tuyệt chủng, 75% hệ sinh thái trên bề mặt trái đất bị biến đổi, các hệ sinh thái trên cạn suy giảm 23% năng suất; 85% diện tích khu vực đất ngập nước bị mất đi; 14/18 dịch vụ cơ bản của đa dạng sinh học cho duy trì các hoạt động sống và phát triển của con người đang có xu hướng suy giảm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là do sự biến mất của môi trường tự nhiên, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng các sản phẩm gây nguy hại đến đa dạng sinh học như thuốc trừ sâu, các sản phẩm nhựa... và kể cả các loài xâm lấn.
Buổi lễ thu hút sự quan tâm hưởng ứng của đông đảo cán bộ, người dân.
Việt Nam được đánh giá một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học, là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên toàn cầu với các nguồn gen quý, hiếm, sự phong phú, đa dạng về hệ sinh thái.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập hệ thống gồm 178 khu bảo tồn thiên nhiên, với tổng diện tích hơn 2,6 triệu ha bao gồm các khu vực trên cạn và biển; chín vùng đất ngập nước được công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế; 11 khu Dự trữ sinh quyển thế giới; sáu khu Di sản Thiên nhiên thế giới; 12 vườn di sản ASEAN. Có khoảng hơn 62 nghìn loài sinh vật đã được xác định và vẫn liên tục phát hiện các loài mới cho khoa học, trong số đó số lượng loài đặc hữu, chỉ xuất hiện ở Việt Nam rất cao.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái về đa dạng sinh học cùng với những thách thức to lớn khác như ô nhiễm môi trường và nguồn nước, suy thoái đất đai, rác thải nhựa, đại dương và những ảnh hưởng cực đoan của biến đổi khí hậu.
Thực trạng này buộc chúng ta phải nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc thực hiện bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học song hành với quá trình phát triển, bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa con người.
Thứ trưởng nhấn mạnh, hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024, với chủ đề “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học”, là cơ hội để cùng nhau khẳng định quyết tâm, thay đổi nhận thức, thống nhất hành động, ngăn chặn sự gia tăng về tốc độ suy giảm đa dạng sinh học, bảo đảm cân bằng sinh thái.
Gấp rút triển khai các nội dung của Khung Đa dạng sinh học toàn cầu với những hành động cụ thể, hướng tới xây dựng một tương lai “Sống hài hòa với thiên nhiên” vào năm 2050. Bộ TN&MT kêu gọi các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân hãy có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Ông Bùi Ngọc Ảnh - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Ông Bùi Ngọc Ảnh - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam cho biết, Quảng Nam đã có sáng kiến đề xuất tổ chức Năm Phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên với hơn 40 hoạt động liên quan được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 12/2024 trên toàn tỉnh.
Qua đó nhằm góp phần triển khai Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050; gắn với tham gia hưởng ứng Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái 2021 - 2030 của Liên Hợp Quốc; thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế tại Hội nghị lần thứ 15 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học.
Thời gian tới, Quảng Nam tiếp tục nghiên cứu nội dung của Khung đa dạng sinh học toàn cầu; Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 để cụ thể hóa, lồng ghép trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh.
Ra mắt Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước 15/05/2024 Không chỉ bảo tồn, Việt Nam cần khôi phục đa dạng sinh học 22/05/2024 Nâng cao năng lực bảo tồn đa dạng sinh học 18/05/2024 Đề xuất nhiều giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học 10/05/2024 Gần 20 tỷ đồng thực hiện các sáng kiến bảo tồn đa dạng sinh học miền Trung – Tây Nguyên 24/11/2023Khoa học
Hoàn toàn bất ngờ về loại gỗ mới được phát hiện
Khoa học
'Siêu vi khuẩn' sẽ giết chết hàng chục triệu người vào năm 2050
Khoa học
Công nghệ AI và sức mạnh từ chip AMD trong HP ProBook 405 series G11
Khoa học
Nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ tại các trường đại học: Doanh thu còn thấp
Khoa học
Đăng thảo luận