(NLĐO) - Nghiên cứu trên hơn 188.000 người cho thấy các nguồn carbohydrate như tinh bột, chất xơ và đường có tác động rất khác nhau đến bệnh gout.
Người mắc bệnh gout thường được khuyên hạn chế một số loại đạm, tăng cường rau củ, trái cây. Nhưng một nghiên cứu mới từ Đại học Y khoa Trung Quốc Chiết Giang vừa chỉ ra thêm mối quan hệ giữa bệnh này và tổng lượng carbohydrate tiêu thụ, trong đó gây bất ngờ nhất là nhóm tinh bột.
Tinh bột đóng vai trò rất bất ngờ đối với bệnh gout - Minh họa AI: Anh Thư
Viết trên tạp chí y học Nutrients, các tác giả cho biết bệnh gout là một rối loạn viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng tăng axit uric huyết thanh, bão hòa urat và lắng đọng các tinh thể urat monosodium trong các khớp.
Căn bệnh gây đau đớn và liên quan đến vấn đề sức khỏe nguy hiểm như bệnh tim mạch, huyết khối, hội chứng chuyển hóa.
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến bệnh.
Các chương trình giảm cân ít carbohydrate có thể làm giảm nồng độ urat, mặc dù mối quan hệ giữa lượng carbohydrate nạp vào và nguy cơ mắc bệnh gout vẫn chưa chắc chắn.
Nghiên cứu mới cho thấy không phải lúc nào carbohydrate cũng gây hại. Đôi khi, nó có lợi trong việc đẩy lùi gout.
Dữ liệu của gần 188.000 người từ 40-69 tuổi được thu thập bởi ngân hàng dữ liệu sinh học Biobank của Anh đã được phân tích, trong đó thống kê chi tiết về việc tiêu thụ 206 loại thực phẩm và 32 loại đồ uống khác nhau.
Các loại carbohydrate được phân tích bao gồm tinh bột, chất xơ và tổng lượng đường.
Những người tham gia cũng được phân tích kiểu gene, đánh giá các tác động chung của lượng carbohydrate hấp thụ và khả năng mắc bệnh di truyền đối với nguy cơ gout.
Trong hơn 12 năm theo dõi, 2.548 người đã mắc bệnh gout.
Kết quả rất bất ngờ: Những người có tổng lượng carbohydrate tiêu thụ cao nhất lại ít có khả năng mắc bệnh gout nhất.
Đăng thảo luận