(NLĐO) - Tai nạn trên đường đi làm (đi và về) không xảy ra trong quá trình lao động của người lao động nên buộc người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm do lỗi không do mình gây ra là không hợp lý

Theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động hiện hành, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thì được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Tuy nhiên, tại hội nghị đối thoại, tư vấn, hỗ trợ, giải đáp chính sách BHXH, BHYT với người lao động và người sử dụng lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP HCM do BHXH Việt Nam tổ chức sáng 9-8, ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc BHXH TP HCM, thông tin khi Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực (từ 1-7-2025), trường hợp người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động, thay vào đó sẽ hưởng chế độ ốm đau.

 Từ tháng 7-2025, tai nạn trên đường đi làm không còn được xem là lao động 第1张

Người lao động làm thủ tục BHXH tại BHXH TP HCM

Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động bị tai nạn trên đường đi, về và phải nghỉ việc để điều trị là bằng 75% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.