Sáng 30/10, đề văn kiểm tra giữa kỳ của khối 10 một trường THPT ở TPHCM được chia sẻ trên mạng xã hội. Đề ra yêu cầu ngắn gọn: "Hãy viết bài văn nghị luận bàn về Lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay".
Nhiều ý kiến cho rằng đề thi sát với thực tế, cập nhật xu hướng bàn luận của giới trẻ thời gian qua. Sau ồn ào làm giả thông tin chuyển khoản ủng hộ đồng bào lũ lụt của một số cá nhân, cụm từ "phông bạt" được nhắc đến nhiều trên mạng xã hội.
Đề yêu cầu viết bài văn nghị luận bàn về lối sống phông bạt của giới trẻ.Theo dữ liệu từ Google Trend khu vực Việt Nam, top 5 từ khóa liên quan đến phông bạt được tìm kiếm là: phông bạt từ thiện, sao kê, Louis Phạm, lối sống phông bạt, phông bạt từ thiện là gì…
Trong vòng 12 tháng, mức độ quan tâm của người dùng dành cho chủ đề “phông bạt” đạt đỉnh 100 vào ngày 8-14/9. Giá trị 100 biểu thị mức độ phổ biến cao nhất cho cụm từ đó.
SocialTrend cho biết cụm từ “phông bạt” đạt mức 1,4 triệu tương tác, hơn 140.000 lượt thảo luận chỉ trong thời gian từ 10/9-16/9. Đây là thời điểm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố hàng chục ngàn trang sao kê các tài khoản ngân hàng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 YAGI. Nhiều cá nhân, nhất là người nổi tiếng lộ hành vi cắt ghép, thay đổi số tiền chuyển khoản.
Một số phụ huynh nhận định đề thi về lối sống phông bạt thú vị, giúp học sinh hăng hái làm bài và đánh giá được mức độ hiểu biết xã hội của từng người.
"Đề thi gần gũi, mang tính thời sự, một lần nữa cảnh tỉnh giới trẻ trước lối sống giả dối. Trong xã hội hiện đại, lối sống này càng dễ nảy sinh. Đề này tôi có thể viết đến 10 trang giấy", một cư dân mạng bày tỏ.
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến lo ngại đề thi quá sức với đối tượng học sinh lớp 10. "Học sinh lớp 10 hầu hết sử dụng thành thạo mạng xã hội nói riêng và Internet nói chung. Nhưng không phải ai cũng hiểu nghĩa đầy đủ của từ phông bạt. Ngoài ra, để giới trẻ viết về mình như thế này là yêu cầu họ tự phê bình. Nếu tự phê bình không thỏa đáng, các bạn hoàn toàn có thể phản biện", phụ huynh Nguyễn Bích Lan ở Hà Nội nêu quan điểm.
"Dùng tiếng lóng trong đề thi không hợp lý. Như vậy nghĩa là người ra đề mặc định ai cũng hiểu tiếng lóng", một người dùng Facebook bình luận.
Hot girl Phạm Như Phương bị ném đá vì "làm màu", cắt ghép số tiền chuyển khoản.Nhà văn Đặng Vương Hưng cho biết lối sống phông bạt có thể hiểu là sống thiên về quảng cáo, tô vẽ những giá trị không có thật. Cụm từ này được sử dụng để chỉ hành vi khoe khoang, phô trương hoặc cố tình tạo ấn tượng về một điều gì đó không thực sự thuộc về bản thân, nhằm mục đích khoe mẽ.
"Đề thi gây chú ý, bắt kịp xu hướng vì phông bạt là từ khóa được nhiều người nhắc đến thời gian qua. Nhưng phông bạt không chỉ có ở giới trẻ. Giới trẻ cũng không phải là thế hệ tiêu biểu cho lối sống này. Từ phông bạt trong đề thi nên đặt trong dấu ngoặc kép, hoặc yêu cầu mang tính gợi mở hơn. Ví dụ, đề thi có thể nêu dẫn chứng một số vụ việc phông bạt nổi cộm trong đời sống xã hội để học sinh dễ mường tượng", nhà văn Đặng Vương Hưng nói với Tiền Phong.
Ông cũng cho rằng từ ngữ trong đề có thể làm khó học sinh lớp 10. Thực tế, nhiều người dùng mạng xã hội lạm dụng từ "phông bạt" nhưng chưa hiểu hết nghĩa của từ.
Đề xuất khai quật mộ cổ nghi của Hồ Xuân Hương: Không thể tùy tiện đào mộ vô chủ 30/10/2024 Người Hàn từ phát cuồng đến vỡ mộng với Han Kang 29/10/2024 Quán ăn đường phố nổi tiếng nhất nhì Thái Lan sắp khai tử 29/10/2024Văn hóa
Ai thay thế vị trí giám đốc của NSND Xuân Bắc ở Nhà hát Kịch Việt Nam?
Văn hóa
NSND Kim Cương cấp cứu
Giải trí
Thế lực thay đổi cục diện bầu cử Mỹ
Văn hóa
Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ của Bộ Văn hóa
Văn hóa
Đăng thảo luận