Diễn đàn hướng tới 2 mục tiêu

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương Lê Thành Long tham dự, chỉ đạo; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì; lãnh đạo một số cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các ban, Bộ, ngành, đại diện các DN cùng tham dự.

Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2024: Cần tháo gỡ “rườm rà” về thủ tục hành chính  第1张 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Khánh Huy

Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại điểm cầu địa phương, có sự tham gia của gần 3.700 đại biểu, là đại diện lãnh đạo của UBND, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL các địa phương, đại diện các Sở ngành, Hiệp hội và cộng đồng DN trong cả nước.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, với tinh thần lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực phát triển, Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng đã phối hợp triển khai nhiều giải pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý cho DN, trọng tâm là những giải pháp thúc đẩy xây dựng thể chế, hoàn thiện pháp luật.

Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2024: Cần tháo gỡ “rườm rà” về thủ tục hành chính  第2张 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: Khánh Huy

Vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 4 Luật quan trọng về các lĩnh vực đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tổ chức tín dụng, đã đề xuất Quốc hội đẩy sớm thời điểm có hiệu lực của 4 đạo luật liên quan đến đất đai, bất động sản từ ngày 1/8/2024, nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển các hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2024: Cần tháo gỡ “rườm rà” về thủ tục hành chính  第3张 Các diễn giả tham gia Diễn đàn. Ảnh: Khánh Huy

Chính phủ cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý các vấn đề pháp lý trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ này với tinh thần đồng hành cùng DN, tháo gỡ vướng mắc, giảm thiểu rủi ro, chia sẻ lợi ích, hướng tới sự phát triển bền vững.

Bộ Tư pháp, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cũng đã kịp thời phối hợp, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo kết quả rà soát, xử lý các vấn đề pháp lý trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tập trung làm rõ những vấn đề tồn tại trong các quy định về đầu tư, sản xuất kinh doanh, đề xuất xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2024 hướng tới 2 mục tiêu chính: Một là, nhận diện được đúng và trúng các vấn đề tồn tại về pháp lý trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh của DN trong bối cảnh doanh nghiệp đang trên đà khôi phục và phát triển hiện nay; làm rõ các vấn đề tồn tại đó xuất phát từ nguyên nhân nào? do quy định của pháp luật hay do tổ chức thi hành pháp luật (hay cả hai)?

Hai là, đưa ra được các giải pháp hữu hiệu, giải quyết ngay các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp đang gặp vướng mắc, nhất là ở khía cạnh áp dụng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật. Đồng thời, xác định rõ các định hướng để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật để khuyến khích DN đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển.

Với thông điệp “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho DN”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp hy vọng, Diễn đàn này sẽ tiếp tục khẳng định cam kết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng DN, đó là luôn đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của DN trong bất cứ hoàn cảnh nào; luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn và chung tay cùng tháo gỡ để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức.

Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2024: Cần tháo gỡ “rườm rà” về thủ tục hành chính  第4张 Diễn giả tham gia thảo luận tại Phiên 1. Ảnh: Khánh Huy

Giải quyết một số vấn đề pháp lý về dự án đầu tư có sử dụng đất

Tại Phiên thảo luận, các đại biểu cùng nhau trao đổi giải quyết một số vấn đề pháp lý về dự án đầu tư có sử dụng đất và đề xuất giải pháp tháo gỡ. 

Từ thực tiễn DN triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, vướng mắc phổ biến nhất hiện nay của DN nằm ở khâu thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng.

Theo ông Hiệp, pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản rất phức tạp, hiện có tới khoảng 15 luật liên quan đến lĩnh vực này nhưng lại thiếu tính đồng bộ. Vừa qua, Chính phủ đã sửa Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở đã góp phần hạn chế sự thiếu đồng bộ của quy định trước đây.

Tuy nhiên, sự tham vấn lắng nghe của Bộ, ngành đối với các doanh nghiệp chịu sự chi phối của các Luật tác động trực tiếp còn hạn chế, chưa sát vấn đề thực tế nên mong các cơ quan soạn thảo lắng nghe nhiều hơn nữa để luật đi sâu thực tế. Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp mong muốn cơ quan có thẩm quyền quan tâm tới việc phân cấp cho chủ đầu tư trong một số khâu điều chỉnh quy hoạch để tăng tính chủ động và tiết kiệm thời gian đồng thời nên có có quy trình kiểm tra, giám sát thủ tục hành chính, ví dụ như quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đồng quan điểm, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân Phạm Thị Ngọc Thủy nêu, nếu sản xuất kinh doanh không tháo gỡ “rườm rà” về thủ tục hành chính, doanh nghiệp phải theo đuổi quy trình, giấy phép sẽ gây nên những rào cản.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy bày tỏ, vướng mắc về thủ tục hành chính luôn nằm trong top 3 vướng mắc doanh nghiệp gặp phải, theo khảo sát mới đây, vướng mắc này đã trở thành vấn đề đứng thứ 2. Tuy Chính phủ đã có nhiều nỗ lực giải quyết nhưng vẫn còn nhiều nội dung khó, nhất là liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài, vì vậy cần tập trung cao độ để giải quyết “bài toán” liên quan đến cải cách thủ tục hành chính và câu chuyện minh bạch thông tin tiến độ của các dự án đầu tư.