YênBái - Là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, song, những năm qua, ngành y tế Yên Bái đã có nhiều giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế hướng tới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh.

Nâng cao chất lượng dịch vụ là đích đến nhất  第1张 Ê kíp bác sĩ phẫu thuật cấy ghép implant cho bệnh nhân tại Phòng khám nha khoa Hà Nội Đại Anh. (Ảnh minh họa).

>>Yên Bái đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

>>Yên Bái: Y tế tư nhân góp phần giảm tải bệnh viện công

>>Yên Bái tăng 5,5% công suất sử dụng giường bệnh so cùng kỳ

   Giai đoạn 2018 - 2023, hệ thống y tế phát triển vượt bậc theo hướng hiện đại, dự phòng tích cực và chủ động đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh (KCB) của nhân dân. Cùng đó, đẩy nhanh phát triển các dịch vụ y tế có chất lượng cao trong và ngoài công lập ở khu vực đô thị. Một kết quả tích cực nữa đó là việc đổi mới cơ chế quản lý, đầu tư bổ sung trang thiết bị hiện đại để phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành Bệnh viện Đa khoa cấp tỉnh đảm nhận chức năng vùng của khu vực Tây Bắc; nâng cấp, mở rộng một số bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, Bệnh viện Sản - Nhi...) để giảm tình trạng quá tải. 
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp đã có những minh chứng ấn tượng, tính đến tháng 9 năm 2024, tổng số lượt KCB 1.231.876 lượt, tăng 6,7%; 118.809 lượt bệnh nhân điều trị nội trú, tăng 6,9%; 241.228 lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú, tăng 16,2%; công suất sử dụng giường bệnh đạt 96,8%, tăng 7,2%... tất cả đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. 
Có được những kết quả tích cực như vậy, cùng với phát triển nhân lực, vật lực, trang thiết bị, ngành y tế không ngừng triển khai các kỹ thuật mới, chuyên sâu, hàng năm triển khai trên 100 kỹ thuật mới, chuyên sâu, nổi bật: chụp và đặt stent động mạch vành, chụp và can thiệp mạch não, đặt máy tạo nhịp tạm thời, điều trị loạn nhịp hoàn toàn, điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội mạch; phẫu thuật nội soi cột sống, chẩn đoán ung thư sớm, phẫu thuật điều trị, hóa trị liệu, chăm sóc giảm nhẹ… 
Những việc đã làm được và đang tiếp tục triển khai, hiện nay, điểm trung bình chung chất lượng bệnh viện năm 2023 đạt 3,33; tỷ lệ chuyển tuyến dưới 3,2%; tỷ lệ hài lòng người bệnh nội trú trên 98%; ngoại trú trên 97%, nhân viên y tế trên 94%.
Trên cơ sở kết quả đạt được, ngành y tế Yên Bái lấy đó là động lực để tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ y tế thời gian tới. Trước nhất, ngành tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TƯ ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; tiếp tục hoàn thiện hệ thống phác đồ, quy trình, hướng dẫn điều trị thống nhất; ban hành tiêu chí đánh giá, thực hiện kiểm định độc lập, xếp hạng bệnh viện theo chất lượng phù hợp theo quy định; thực hiện lộ trình thông tuyến KCB; lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, giữa các cơ sở KCB gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ và có chính sách khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngay tại tuyến dưới. 
Kế đến, phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh, tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Ban hành danh mục dịch vụ kỹ thuật các tuyến phải có đủ năng lực thực hiện, tiến tới bảo đảm chất lượng từng dịch vụ kỹ thuật đồng đều giữa các tuyến. Song song với đó, tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức; xây dựng bệnh viện "Xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh”, hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh. 
Các đơn vị y tế tuyến cơ sở bảo đảm đủ thuốc, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn để làm tốt việc theo dõi, quản lý, điều trị đối với các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về KCB, giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ ở các tuyến; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. 
Theo đó, các bệnh viện đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình khám bệnh, giảm thủ tục hành chính và thời gian chờ khám bệnh. Đồng thời, cần có thông tin về tiếp cận các dịch vụ y tế được chia theo các nhóm thu nhập khác nhau, vùng thành thị và nông thôn để Chính phủ có thể tập trung đến các nhóm yếu thế, giúp đảm bảo người nghèo ít nhất đạt được mức ngang bằng với các nhóm khá giả hơn trong quá trình dẫn tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Trần Minh

Tags y tế Yên Bái khoa học người bệnh chữa bệnh