Dự hội nghị có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Đinh Thị Mai, đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban, ngành. Tại điểm cầu 63 tỉnh, TP trực thuộc T.Ư có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, TP; lãnh đạo Sở VHTT&DL, Sở VH&TT, Sở Du lịch…

Phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia đồng bộ, hiện đại,  bản sắc 第1张 Quang cảnh hội nghị.

Hình thành các trung tâm về văn hóa, thể thao trọng điểm

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương đã công bố nội dung Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, theo Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu chung là phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia đồng bộ, hiện đại, bản sắc, hướng đến xây dựng hình ảnh quốc gia gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại, bảo đảm công bằng trong tham gia, hưởng thụ của Nhân dân các vùng, khu vực trong cả nước. Đồng thời bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc; liên kết vùng và liên kết với các kết cấu hạ tầng khác trong phạm vi lãnh thổ. 

Từ đó hình thành các trung tâm về văn hóa, thể thao trọng điểm gắn với các đô thị quan trọng của quốc gia và vùng tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ; tạo lập sự liên kết chặt chẽ giữa các cấp; đăng cai tổ chức thành công Đại hội thể thao châu Á.

Phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia đồng bộ, hiện đại,  bản sắc 第2张 Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương công bố nội dung 2 Quy hoạch.

Đặc biệt, nghiên cứu, xây dựng mới một số bảo tàng quốc gia và một số bảo tàng chuyên ngành. Nghiên cứu, xây dựng mới 4 công trình trọng điểm đạt quy mô, sức chứa tối thiểu 1.200 chỗ ngồi, gồm: Nhà hát Nhạc, Vũ kịch Việt Nam; Nhà hát Cải lương Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam và Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam.

Nâng cấp 4 công trình đạt quy mô, sức chứa tối thiểu 1.200 chỗ ngồi, gồm: Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam. Đầu tư xây dựng các trung tâm nghệ thuật biểu diễn theo mô hình các tổ hợp trung tâm nghệ thuật biểu diễn với quy mô đạt cấp đặc biệt, sức chứa hơn 3.000 chỗ ngồi tại Hà Nội và Đà Nẵng; Trung tâm biểu diễn nghệ thuật hiện đại và Nhà hát tổng hợp quốc gia tại TP Hồ Chí  Minh với sức chứa tối thiểu 1.200 chỗ ngồi cho mỗi cơ sở...

Cùng với đó, phát triển mạng lưới cơ sở thể dục, thể thao quốc gia một cách đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu tập luyện, hưởng thụ của Nhân dân, yêu cầu tập luyện và thi đấu đạt chuẩn quốc tế đối với các môn thể thao trọng điểm…

Phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia đồng bộ, hiện đại,  bản sắc 第3张 Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VHTT&DL Ninh Thị Thu Hương phát biểu tại hội nghị.

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương cho biết, nhằm đạt được các mục tiêu đồng bộ, hiện đại, bản sắc như Quy hoạch đề ra, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Đặc biệt, bố trí các nguồn lực cho phát triển văn hóa, thể thao bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, theo lộ trình, mục tiêu được xác định cụ thể thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, đề án...

UBND các tỉnh, TP cần xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách nhằm thu hút, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội hóa đối với thiết chế văn hóa, thể thao các cấp; chế độ ưu đãi, đào tạo hạt nhân năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao.

“Cần bổ sung các chỉ tiêu cụ thể về xây dựng và phát triển hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao vào nội dung quy hoạch tỉnh; bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng, hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp thiết chế văn hóa, thể thao các cấp; đầu tư, mua sắm, trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện chuyên dùng…” - Cục trưởng Ninh Thị Thu Hương nhấn mạnh.

Phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia đồng bộ, hiện đại,  bản sắc 第4张 Cục trưởng Cục Thể dục thể thao, Bộ VHTT&DL  Đặng Hà Việt phát biểu tại hội nghị.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Thể dục thể thao, Bộ VHTT&DL Đặng Hà Việt cho rằng, đối với quy hoạch mạng lưới trung tâm đào tạo và huấn luyện thể thao, đây là hệ thống đào tạo nhiều năm, nhiều giai đoạn và có trách nhiệm từ T.Ư đến địa phương. Ngoài 4 trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia (Hà Nội, TP Hồ Chi Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ) là các trung tâm huấn luyện thể thao vệ tinh đặt tại các địa phương.

Cùng với đó, cần phối hợp để xây dựng mạng lưới tổng thể trong công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên để hướng tới đạt thành tích tại đấu trường châu lục và thế giới. Đối với mạng lưới trung tâm hoạt động thể thao, bao gồm 3 khu liên hợp thể thao quốc gia, mục tiêu để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tầm cỡ quốc tế, chẳng hạn như SEA Games, Asiad. 

"Muốn tổ chức SEA Games hay Asiad thì số lượng môn thi đấu khoảng tầm 40 môn, các khu liên hợp thể thao quốc gia chỉ đáp ứng chừng 20 môn, 20 môn còn lại hoặc hơn nữa thì các nhà thi đấu hoặc khu liên hợp thể thao địa phương đáp ứng” - ông Đặng Hà Việt nhấn mạnh.

Sớm đưa Quy hoạch vào cuộc sống

Tại hội nghị, nhiều ý kiến, tham luận sâu sắc và trách nhiệm đã gợi mở, đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để triển khai hai Quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế, địa phương, vùng miền, theo từng lĩnh vực.

Phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia đồng bộ, hiện đại,  bản sắc 第5张 Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong phát biểu kết luận tại hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong khẳng định, Bộ tiếp thu các ý kiến, tham luận và giao cơ quan chủ trì lập Quy hoạch tiếp thu đầy đủ những nội dung đã góp ý. Để thực hiện tốt nội dung quy hoạch, biến khát vọng, tầm nhìn thành hiện thực, Bộ VHTT&DL đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung cốt lõi của Quy hoạch đến các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp nhằm tạo thống nhất về nhận thức và hành động.

"Trên cơ sở nội dung quy hoạch, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị phối hợp triển khai kế hoạch thực hiện, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp  xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị để tập trung chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, vừa đảm bảo quy hoạch được triển khai trong thực tế, vừa phát huy tối đa nguồn lực thực hiện” - Thứ trưởng Hồ An Phong nhấn mạnh.

Phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia đồng bộ, hiện đại,  bản sắc 第6张 Hội nghị công bố hai Quy hoạch được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Hồ An Phong lưu ý, cần chủ động nghiên cứu, đề nghị sửa đổi các chủ trương, chính sách, quy định đã ban hành cho phù hợp với quy hoạch; đề xuất ban hành mới các cơ chế chính sách phát triển văn hóa, thể thao và du lịch từng thời kỳ, tạo động lực mới cho sự phát triển.

Đặc biệt, sẽ nghiên cứu, đánh giá mức độ thiết yếu, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư các công trình, dự án quan trọng phục vụ phát triển văn hóa, thể thao và du lịch theo đúng định hướng quy hoạch đã được phê duyệt; đầu tư  có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả thiết thực. Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành. 

 

Hai Quy hoạch được ban hành cùng với Luật Thủ đô 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Hà Nội trong thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là cơ hội để Hà Nội phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa, thể thao, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô.

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng

#box1729240052893{background-color:#fff76b} #box1729240475147{background-color:#fffbb9}