Nhằm khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng xe buýt, trong năm học này, các sinh viên đi xe buýt sẽ được ĐH Bách khoa Hà Nội cấp minh chứng làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện.
ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, việc sử dụng xe buýt có thể giúp giảm ùn tắc giao thông đô thị và bảo vệ môi trường, đồng thời giúp sinh viên rèn luyện thể chất. Đối với những sinh viên có nơi ở hoặc nơi cần đến xa điểm bắt xe buýt, việc đi bộ đến bến xe là hoạt động giúp rèn luyện thể thao nhẹ nhàng hàng ngày.
Đi xe buýt cũng giúp tiết kiệm chi phí và rèn luyện thói quen đúng giờ. “Những phương tiện công cộng như xe buýt hay tàu điện có khung giờ di chuyển nhất định. Khi sử dụng những phương tiện này, ta sẽ biết được thời gian di chuyển trong lộ trình của mình. Trung bình mỗi 20 - 30 phút sẽ có một chuyến buýt. Theo dõi thời gian xe đến giúp cho ta rèn thói quen đúng giờ để bắt kịp chuyến xe mình muốn, tới điểm cần đến theo đúng kế hoạch”, thông tin trên trang web của ĐH Bách khoa Hà Nội nêu.
Hiện nay, có tổng số 17 điểm dừng xe buýt gần ĐH Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST)Với những lợi ích trên, trong năm học 2024-2025, ĐH Bách khoa Hà Nội tiếp tục khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng xe buýt nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và rèn luyện bản thân.
Sinh viên tham gia hoạt động sẽ được nhà trường cấp minh chứng làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện cho 1 trong 3 tiêu chí, gồm: Tham gia tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, quy định của nơi cư trú, quy định và quy chế của nhà trường được địa phương, nhà trường công nhận; Tham gia giữ gìn an ninh - trật tự, bảo vệ sinh cảnh quan - môi trường, nếp sống văn minh nơi công cộng, quảng bá hình ảnh đẹp của nhà trường được địa phương, nhà trường công nhận; Tham gia các hoạt động phổ biến, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương, văn hóa trường học…
Thủ khoa Bách khoa đạt điểm tuyệt đối: Từng áp lực tới bật khóc trên bàn họcDù là một trong hai sinh viên đầu tiên tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội với điểm tuyệt đối 4.0/4.0, Hiếu thừa nhận có giai đoạn bản thân từng áp lực tới mức bật khóc ngay trên bàn học.
Đăng thảo luận