(Dân trí) - Trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông năm 2024, Tổng thống Vladimir Putin nhận định, tương lai của nước Nga phụ thuộc vào sự phát triển vùng Viễn Đông.

Ông Putin nêu cách hóa giải thách thức và củng cố vị thế của nước Nga  第1张

Tầm quan trọng của Viễn Đông

Viễn Đông có diện tích trên 6.169.300 km², chiếm 36% diện tích của Nga nhưng có dân số chỉ khoảng 7 triệu người. Vì vậy, Viễn Đông là khu vực có dân cư thưa thớt nhất ở nước Nga, với mật độ dân số chỉ vào khoảng 1 người trên 1 km².

Khu vực Viễn Đông của Nga được chia thành 5 vùng: Đông Bắc Siberia; Amur-Sakhalin; Cận Thái Bình Dương; Trung Siberia; Nam Siberia. Vùng Cận Thái Bình Dương bao gồm quần đảo Kurile - nơi đang diễn ra sự tranh chấp chưa có cách hóa giải giữa Nga và Nhật Bản.

Viễn Đông có Khabarovsk và Vladivostok, 2 thành phố và 2 trung tâm hành chính lớn nhất của Nga ở khu vực này, nơi có sở chỉ huy của Quân khu Viễn Đông quản lý một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của Nga.

Sau khi Liên Xô tan rã, từ năm 1992, diễn ra quá trình di dân ồ ạt từ Viễn Đông tới các khu vực trung tâm nước Nga. Sau 18 năm, dân số Viễn Đông giảm hơn 1 triệu người. Không một quốc gia nào trên lục địa Á - Âu lại phải chịu cảnh ly tán và giãn cách quá xa về kinh tế - xã hội giữa các vùng như ở Viễn Đông của nước Nga.

Viễn Đông tiềm ẩn nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng, đủ để bảo đảm phát triển kinh tế không chỉ của nước Nga mà cả thế giới trong nhiều thế kỷ.

Nhiều chuyên gia phân tích ở Mỹ thậm chí còn nhận định, nếu trên thế giới này có một quốc gia nào đó muốn vươn lên vị trí số 1 thế giới, thì chỉ có thể là nước Nga, bởi họ hội tụ đủ mọi thứ cần thiết để làm điều đó mà không cần xâm chiếm bất kỳ một quốc gia nào. Vì thế, nếu không khai phá và phát triển khu vực này, Nga khó có thể trở thành một siêu cường về kinh tế, chính trị và quân sự.

Ông Putin nêu cách hóa giải thách thức và củng cố vị thế của nước Nga  第2张

Bản đồ Liên bang Nga, trong đó vùng Viễn Đông có màu xám đậm (Ảnh: Civilsdaily).

Chiến lược của Nga phát triển Viễn Đông

Năm 2009, trên cương vị thủ tướng, ông Putin phê duyệt "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực Viễn Đông và khu vực Baikal đến năm 2025" theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (2009-2015): Đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào khu vực Viễn Đông để phát triển công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, khuyến khích người dân tới định cư và mở ra nhiều cơ hội việc làm.

Giai đoạn 2 (2016-2020): Triển khai các dự án năng lượng quy mô lớn; gia tăng lưu lượng vận tải hành khách và vận chuyển hàng hóa thông qua mạng lưới giao thông được xây dựng mới; đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nguyên vật liệu.

Giai đoạn 3 (2021-2025): Phát triển các mô hình quản lý kinh tế sáng tạo; khai thác trên quy mô lớn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt; xây dựng mới và tái thiết các dự án về năng lượng và giao thông quy mô lớn; khởi động đường ống dẫn dầu từ Đông Siberia đến các nước thuộc khu vực Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương để kết nối nguồn dầu mỏ của Nga khai thác được ở Viễn Đông với các nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới ở châu Á - Thái Bình Dương đang "khát" năng lượng.

Ông Putin nêu cách hóa giải thách thức và củng cố vị thế của nước Nga  第2张

Thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông, Nga (Ảnh: Credo-trans).

Những thách thức của Nga

Chiến lược phát triển khu vực Viễn Đông của Nga đang đứng trước 3 thách thức chủ yếu.

Một là, di sản Chiến tranh lạnh. Theo đó, vẫn tồn tại và phát triển các liên minh quân sự Mỹ - Nhật Bản và Mỹ - Hàn Quốc. Ngoài ra, ở Đông Á còn tồn tại tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Nhật Bản với Trung Quốc và với Hàn Quốc, tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết giữa Nga và Nhật Bản, giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á... Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc mặc dù đã nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện nhưng giới tinh hoa chính trị và dư luận xã hội ở Nga vẫn cho rằng trong quan hệ với Nga, Trung Quốc xuất phát từ tính toán thực dụng.

Hai là, căng thẳng chưa hạ nhiệt giữa Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ. Trong đó, Bình Nhưỡng đã chính thức tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân. Tình hình này sẽ đẩy Triều Tiên tiếp tục bị cô lập trong khu vực và trên thế giới, khiến quốc gia này rơi vào tình trạng bất ổn, sẽ tác động tới vùng Viễn Đông của Nga.

Ba là, có nguy cơ bùng phát tranh chấp giữa một số quốc gia trong khu vực. Nga không muốn bị lôi kéo vào các cuộc xung đột này và sẽ không đứng về bất cứ bên nào tới khi những xung đột này trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với Nga. Một khi Đông Á đóng vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế khu vực Viễn Đông của Nga thì những nguy cơ nói trên đối với Nga sẽ trở nên cấp bách.

Để hóa giải thách thức và thực hiện thành công Chiến lược phát triển khu vực Viễn Đông, chính sách đối ngoại của Nga xác định quan hệ giữa các quốc gia trong thế giới ngày nay là vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Do đó, tất cả các nước đều vừa là đối tác, vừa là đối tượng cạnh tranh của Nga.

Vì thế, chính sách của Nga phải nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia và liên kết ngày một mạnh mẽ và có hiệu quả vào các cấu trúc kinh tế và an ninh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó khu vực ASEAN chiếm vị trí rất quan trọng.

Chiến lược phát triển Viễn Đông nhìn từ Diễn đàn kinh tế Phương Đông

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2024, Tổng thống Putin nhận định: "Ngày nay, không hề cường điệu, Viễn Đông đã trở thành nhân tố quan trọng nhất trong việc củng cố vị thế của nước Nga trên thế giới. Tương lai của nước Nga phần lớn phụ thuộc vào việc vùng Viễn Đông phát triển ra sao. Có khoảng một trăm sự kiện, phiên họp và hội thảo bàn tròn của Diễn đàn tập trung vào chủ đề phát triển và tương lai của Viễn Đông".

"Tổng cộng, có đại diện của hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia các sự kiện của Diễn đàn này. Diễn đàn Kinh tế Phương Đông thực sự đã trở thành một nền tảng được công nhận để thiết lập các mối quan hệ kinh doanh bền vững và thảo luận các vấn đề chiến lược về sự phát triển vùng Viễn Đông của Nga và toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương", ông nói.

Theo Tổng thống Putin, các khu vực Viễn Đông mở ra khả năng tiếp cận trực tiếp tới những thị trường đang phát triển đầy hứa hẹn và cho phép Nga vượt qua những rào cản mà phương Tây đang cố áp đặt lên Nga và nhiều nước trên thế giới. Và quan trọng nhất là, vùng Viễn Đông là một không gian rộng lớn để hiện thực hóa các sáng kiến kinh doanh, khởi động các dự án phức tạp nhất và hình thành toàn bộ các ngành công nghiệp mới.

Ông Putin cho biết, kể từ năm 2013, Nga đã triển khai chương trình chiến lược hoàn toàn mới và hệ thống quản lý đối với toàn bộ sự phát triển của vùng Viễn Đông. Trong 10 năm qua đã có hơn 3.500 dự án công nghiệp, cơ sở hạ tầng, công nghệ và giáo dục được triển khai hoặc đang chuẩn bị triển khai trong khu vực này.

Tốc độ tăng trưởng đầu tư cơ bản ở Viễn Đông trong 10 năm qua tăng gấp 3 lần so với mức trung bình của Nga. Khoảng 1.000 doanh nghiệp mới đang hoạt động tạo ra hơn 140.000 việc làm. Động lực sản xuất công nghiệp trong khu vực kể từ năm 2013 đã vượt 25% so với mức chung của quốc gia.

Nga đang áp dụng cơ chế ưu tiên phát triển. Hiện nay đã có 16 vùng lãnh thổ được áp dụng cơ chế này, trong đó có cảng tự do Vladivostok. Cơ chế ưu đãi cũng được áp dụng ở quần đảo Kuril. Một khu vực hành chính đặc biệt được thành lập trên đảo Russky để thu hồi về cho Nga tài sản trị giá hơn 5.500 tỷ rúp từ các cơ sở đầu tư kinh doanh của các công dân Nga đặt ở nước ngoài. Đến nay, đã có hơn 100 công ty đặt văn phòng tại đây.

Chính phủ Nga cùng với các công ty năng lượng lớn và giới kinh doanh xây dựng chương trình dài hạn để phát triển tiềm lực năng lượng ở Viễn Đông và cung cấp các cơ chế tài trợ cho các dự án của chương trình này. Một trong những mục tiêu của chương trình này là phát triển điện năng để đáp ứng nhu cầu của các dự án phát triển kinh tế và công nghiệp đang bùng nổ ở Viễn Đông, bao gồm các tuyến đường sắt chạy bằng điện.

Trong mười năm qua, hơn 2.000 km đường sắt đã được xây dựng và hơn 5.000 km đường sắt đã được nâng cấp trên Tuyến đường sắt xuyên Siberi và Baikal-Amursk (BAM). Hơn 100 cây cầu và đường hầm đã được xây dựng và gia cố, bao gồm cả những cây cầu bắc qua sông Lena, Bureya và Selenga. Đến cuối năm 2024, năng lực chuyên chở của tuyến đường sắt phía Đông sẽ tăng lên 180 triệu tấn.

Trong 8 năm tới, Nga sẽ xây dựng 3.100 km đường sắt tại khu vực phía Đông. Để so sánh: số km đường tương tự đã được xây dựng trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án Liên Xô mở rộng tuyến đường sắt BAM và xuyên Siberie từ năm 1974 đến năm 1984. Như vậy, hiện nay Nga đang thực hiện dự án có quy mô lớn hơn dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất của Liên Xô. Tương tự như tuyến đường sắt xuyên Siberi, hành lang vận tải đường bộ mới từ St. Petersburg đến Vladivostok sẽ trở thành huyết mạch xuyên lục địa.

Nga sẽ xây dựng tuyến đường biển phía Bắc thành tuyến logistics quốc tế. Trong 10 năm qua, lưu lượng hàng hóa trên tuyến này tăng gần hàng chục lần: nếu năm 2014 chỉ có 4 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển dọc tuyến đường biển phía Bắc thì con số này năm 2023 đã là hơn 36 triệu tấn, lớn gấp 5 lần so với kỷ lục thời Liên Xô. Đến cuối năm 2023, công suất của các cảng Nga trên Tuyến đường biển phía Bắc đã vượt quá 40 triệu tấn.

Ông Putin nêu cách hóa giải thách thức và củng cố vị thế của nước Nga  第2张

Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Arktika của Nga (phía trước) hộ tống một tàu băng qua Tuyến đường biển phía Bắc (NSR). Ảnh: Baird Maritime

Hiện nay, toàn bộ quặng vonfram, thiếc, fluorite và boron của Nga, 80% kim cương và uranium, hơn 70% bạc, 60% vàng của đất nước đều được khai thác ở Viễn Đông. Nga sẽ giữ vững chủ quyền đối với tài nguyên của đất nước, tạo cơ sở ổn định nhằm không ngừng cung cấp nguyên liệu để phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Nga đang xây dựng tiềm năng khoa học và giáo dục của vùng Viễn Đông với các dự án xây dựng khuôn viên các trường đại học mới ở Yuzhno-Sakhalinsk, Khabarovsk và ở Bắc Cực, trong đó có các trường kỹ thuật và công nghệ cao. Hai trường như vậy đã được thành lập ở Sakhalin và Vladivostok. Nhiệm vụ của những trường này không chỉ là đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ sử dụng trí tuệ nhân tạo mà còn đưa ra các giải pháp độc đáo để ứng dụng hàng loạt trong hệ thống quản lý xã hội và kinh tế.

Trung tâm khoa học và công nghệ đổi mới sẽ được thành lập ở Đảo Russky trên cơ sở Đại học quốc gia Viễn Đông. Lĩnh vực bao quát của Trung tâm này sẽ là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thực tế trong lĩnh vực kỹ thuật hàng hải, công nghệ sinh học, y sinh và các lĩnh vực có triển vọng khác.

Cùng với các kế hoạch kinh tế mới ở Viễn Đông, Nga đã triển khai các dự án xã hội lớn như xây dựng mới và tái thiết các trường học và nhà trẻ, phòng khám và bệnh viện, các khu liên hợp thể thao, cải thiện môi trường đô thị và cơ sở hạ tầng. Đến nay, gần 2.000 cơ sở hạ tầng xã hội đã được xây dựng. Trong đó có các dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng trượt tuyết quanh năm, Viện bảo tàng nghệ thuật và Nhà hát quốc gia.

Viễn Đông đang trở nên hấp dẫn hơn đối với giới trẻ. Họ muốn tới đây để lập nghiệp trong những lĩnh vực mới hấp dẫn, còn các chuyên gia đã được đào tạo cơ bản muốn chứng tỏ bản thân, kỹ năng và thử sức mình với công việc kinh doanh trong lĩnh vực đã chọn. Từ năm 2022, Nga triển khai Chương trình Muravyov-Amursky đến năm 2030 để đào tạo nhân sự cho dịch vụ công. Hoạt động của Chương trình này đã được mở rộng đến Bắc Cực.

Nga sẽ mở rộng mối quan hệ giữa vùng Viễn Đông với toàn bộ liên bang, cũng như với các đối tác, bạn bè, các quốc gia và các công ty nước ngoài quan tâm đến sự hợp tác đáng tin cậy, lâu dài, cùng có lợi, và qua đó sẽ tiếp tục củng cố vị thế của nước Nga trên thế giới.

Thế giới

Ông Putin nêu cách hóa giải thách thức và củng cố vị thế của nước Nga

(Dân trí) - Trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông năm 2024, Tổng thống Vladimir Putin nhận định, tương lai của nước Nga phụ thuộc vào sự phát triển vùng Viễn Đông.

Ông Putin nêu cách hóa giải thách thức và củng cố vị thế của nước Nga  第1张

Tầm quan trọng của Viễn Đông

Viễn Đông có diện tích trên 6.169.300 km², chiếm 36% diện tích của Nga nhưng có dân số chỉ khoảng 7 triệu người. Vì vậy, Viễn Đông là khu vực có dân cư thưa thớt nhất ở nước Nga, với mật độ dân số chỉ vào khoảng 1 người trên 1 km².

Khu vực Viễn Đông của Nga được chia thành 5 vùng: Đông Bắc Siberia; Amur-Sakhalin; Cận Thái Bình Dương; Trung Siberia; Nam Siberia. Vùng Cận Thái Bình Dương bao gồm quần đảo Kurile - nơi đang diễn ra sự tranh chấp chưa có cách hóa giải giữa Nga và Nhật Bản.

Viễn Đông có Khabarovsk và Vladivostok, 2 thành phố và 2 trung tâm hành chính lớn nhất của Nga ở khu vực này, nơi có sở chỉ huy của Quân khu Viễn Đông quản lý một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của Nga.

Sau khi Liên Xô tan rã, từ năm 1992, diễn ra quá trình di dân ồ ạt từ Viễn Đông tới các khu vực trung tâm nước Nga. Sau 18 năm, dân số Viễn Đông giảm hơn 1 triệu người. Không một quốc gia nào trên lục địa Á - Âu lại phải chịu cảnh ly tán và giãn cách quá xa về kinh tế - xã hội giữa các vùng như ở Viễn Đông của nước Nga.

Viễn Đông tiềm ẩn nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng, đủ để bảo đảm phát triển kinh tế không chỉ của nước Nga mà cả thế giới trong nhiều thế kỷ.

Nhiều chuyên gia phân tích ở Mỹ thậm chí còn nhận định, nếu trên thế giới này có một quốc gia nào đó muốn vươn lên vị trí số 1 thế giới, thì chỉ có thể là nước Nga, bởi họ hội tụ đủ mọi thứ cần thiết để làm điều đó mà không cần xâm chiếm bất kỳ một quốc gia nào. Vì thế, nếu không khai phá và phát triển khu vực này, Nga khó có thể trở thành một siêu cường về kinh tế, chính trị và quân sự.

Ông Putin nêu cách hóa giải thách thức và củng cố vị thế của nước Nga  第6张

Bản đồ Liên bang Nga, trong đó vùng Viễn Đông có màu xám đậm (Ảnh: Civilsdaily).

Chiến lược của Nga phát triển Viễn Đông

Năm 2009, trên cương vị thủ tướng, ông Putin phê duyệt "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực Viễn Đông và khu vực Baikal đến năm 2025" theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (2009-2015): Đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào khu vực Viễn Đông để phát triển công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, khuyến khích người dân tới định cư và mở ra nhiều cơ hội việc làm.

Giai đoạn 2 (2016-2020): Triển khai các dự án năng lượng quy mô lớn; gia tăng lưu lượng vận tải hành khách và vận chuyển hàng hóa thông qua mạng lưới giao thông được xây dựng mới; đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nguyên vật liệu.

Giai đoạn 3 (2021-2025): Phát triển các mô hình quản lý kinh tế sáng tạo; khai thác trên quy mô lớn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt; xây dựng mới và tái thiết các dự án về năng lượng và giao thông quy mô lớn; khởi động đường ống dẫn dầu từ Đông Siberia đến các nước thuộc khu vực Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương để kết nối nguồn dầu mỏ của Nga khai thác được ở Viễn Đông với các nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới ở châu Á - Thái Bình Dương đang "khát" năng lượng.

Ông Putin nêu cách hóa giải thách thức và củng cố vị thế của nước Nga  第7张

Thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông, Nga (Ảnh: Credo-trans).

Những thách thức của Nga

Chiến lược phát triển khu vực Viễn Đông của Nga đang đứng trước 3 thách thức chủ yếu.

Một là, di sản Chiến tranh lạnh. Theo đó, vẫn tồn tại và phát triển các liên minh quân sự Mỹ - Nhật Bản và Mỹ - Hàn Quốc. Ngoài ra, ở Đông Á còn tồn tại tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Nhật Bản với Trung Quốc và với Hàn Quốc, tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết giữa Nga và Nhật Bản, giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á... Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc mặc dù đã nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện nhưng giới tinh hoa chính trị và dư luận xã hội ở Nga vẫn cho rằng trong quan hệ với Nga, Trung Quốc xuất phát từ tính toán thực dụng.

Hai là, căng thẳng chưa hạ nhiệt giữa Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ. Trong đó, Bình Nhưỡng đã chính thức tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân. Tình hình này sẽ đẩy Triều Tiên tiếp tục bị cô lập trong khu vực và trên thế giới, khiến quốc gia này rơi vào tình trạng bất ổn, sẽ tác động tới vùng Viễn Đông của Nga.

Ba là, có nguy cơ bùng phát tranh chấp giữa một số quốc gia trong khu vực. Nga không muốn bị lôi kéo vào các cuộc xung đột này và sẽ không đứng về bất cứ bên nào tới khi những xung đột này trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với Nga. Một khi Đông Á đóng vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế khu vực Viễn Đông của Nga thì những nguy cơ nói trên đối với Nga sẽ trở nên cấp bách.

Để hóa giải thách thức và thực hiện thành công Chiến lược phát triển khu vực Viễn Đông, chính sách đối ngoại của Nga xác định quan hệ giữa các quốc gia trong thế giới ngày nay là vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Do đó, tất cả các nước đều vừa là đối tác, vừa là đối tượng cạnh tranh của Nga.

Vì thế, chính sách của Nga phải nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia và liên kết ngày một mạnh mẽ và có hiệu quả vào các cấu trúc kinh tế và an ninh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó khu vực ASEAN chiếm vị trí rất quan trọng.

Chiến lược phát triển Viễn Đông nhìn từ Diễn đàn kinh tế Phương Đông

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2024, Tổng thống Putin nhận định: "Ngày nay, không hề cường điệu, Viễn Đông đã trở thành nhân tố quan trọng nhất trong việc củng cố vị thế của nước Nga trên thế giới. Tương lai của nước Nga phần lớn phụ thuộc vào việc vùng Viễn Đông phát triển ra sao. Có khoảng một trăm sự kiện, phiên họp và hội thảo bàn tròn của Diễn đàn tập trung vào chủ đề phát triển và tương lai của Viễn Đông".

"Tổng cộng, có đại diện của hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia các sự kiện của Diễn đàn này. Diễn đàn Kinh tế Phương Đông thực sự đã trở thành một nền tảng được công nhận để thiết lập các mối quan hệ kinh doanh bền vững và thảo luận các vấn đề chiến lược về sự phát triển vùng Viễn Đông của Nga và toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương", ông nói.

Theo Tổng thống Putin, các khu vực Viễn Đông mở ra khả năng tiếp cận trực tiếp tới những thị trường đang phát triển đầy hứa hẹn và cho phép Nga vượt qua những rào cản mà phương Tây đang cố áp đặt lên Nga và nhiều nước trên thế giới. Và quan trọng nhất là, vùng Viễn Đông là một không gian rộng lớn để hiện thực hóa các sáng kiến kinh doanh, khởi động các dự án phức tạp nhất và hình thành toàn bộ các ngành công nghiệp mới.

Ông Putin cho biết, kể từ năm 2013, Nga đã triển khai chương trình chiến lược hoàn toàn mới và hệ thống quản lý đối với toàn bộ sự phát triển của vùng Viễn Đông. Trong 10 năm qua đã có hơn 3.500 dự án công nghiệp, cơ sở hạ tầng, công nghệ và giáo dục được triển khai hoặc đang chuẩn bị triển khai trong khu vực này.

Tốc độ tăng trưởng đầu tư cơ bản ở Viễn Đông trong 10 năm qua tăng gấp 3 lần so với mức trung bình của Nga. Khoảng 1.000 doanh nghiệp mới đang hoạt động tạo ra hơn 140.000 việc làm. Động lực sản xuất công nghiệp trong khu vực kể từ năm 2013 đã vượt 25% so với mức chung của quốc gia.

Nga đang áp dụng cơ chế ưu tiên phát triển. Hiện nay đã có 16 vùng lãnh thổ được áp dụng cơ chế này, trong đó có cảng tự do Vladivostok. Cơ chế ưu đãi cũng được áp dụng ở quần đảo Kuril. Một khu vực hành chính đặc biệt được thành lập trên đảo Russky để thu hồi về cho Nga tài sản trị giá hơn 5.500 tỷ rúp từ các cơ sở đầu tư kinh doanh của các công dân Nga đặt ở nước ngoài. Đến nay, đã có hơn 100 công ty đặt văn phòng tại đây.

Chính phủ Nga cùng với các công ty năng lượng lớn và giới kinh doanh xây dựng chương trình dài hạn để phát triển tiềm lực năng lượng ở Viễn Đông và cung cấp các cơ chế tài trợ cho các dự án của chương trình này. Một trong những mục tiêu của chương trình này là phát triển điện năng để đáp ứng nhu cầu của các dự án phát triển kinh tế và công nghiệp đang bùng nổ ở Viễn Đông, bao gồm các tuyến đường sắt chạy bằng điện.

Trong mười năm qua, hơn 2.000 km đường sắt đã được xây dựng và hơn 5.000 km đường sắt đã được nâng cấp trên Tuyến đường sắt xuyên Siberi và Baikal-Amursk (BAM). Hơn 100 cây cầu và đường hầm đã được xây dựng và gia cố, bao gồm cả những cây cầu bắc qua sông Lena, Bureya và Selenga. Đến cuối năm 2024, năng lực chuyên chở của tuyến đường sắt phía Đông sẽ tăng lên 180 triệu tấn.

Trong 8 năm tới, Nga sẽ xây dựng 3.100 km đường sắt tại khu vực phía Đông. Để so sánh: số km đường tương tự đã được xây dựng trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án Liên Xô mở rộng tuyến đường sắt BAM và xuyên Siberie từ năm 1974 đến năm 1984. Như vậy, hiện nay Nga đang thực hiện dự án có quy mô lớn hơn dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất của Liên Xô. Tương tự như tuyến đường sắt xuyên Siberi, hành lang vận tải đường bộ mới từ St. Petersburg đến Vladivostok sẽ trở thành huyết mạch xuyên lục địa.

Nga sẽ xây dựng tuyến đường biển phía Bắc thành tuyến logistics quốc tế. Trong 10 năm qua, lưu lượng hàng hóa trên tuyến này tăng gần hàng chục lần: nếu năm 2014 chỉ có 4 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển dọc tuyến đường biển phía Bắc thì con số này năm 2023 đã là hơn 36 triệu tấn, lớn gấp 5 lần so với kỷ lục thời Liên Xô. Đến cuối năm 2023, công suất của các cảng Nga trên Tuyến đường biển phía Bắc đã vượt quá 40 triệu tấn.

Ông Putin nêu cách hóa giải thách thức và củng cố vị thế của nước Nga  第8张

Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Arktika của Nga (phía trước) hộ tống một tàu băng qua Tuyến đường biển phía Bắc (NSR). Ảnh: Baird Maritime

Hiện nay, toàn bộ quặng vonfram, thiếc, fluorite và boron của Nga, 80% kim cương và uranium, hơn 70% bạc, 60% vàng của đất nước đều được khai thác ở Viễn Đông. Nga sẽ giữ vững chủ quyền đối với tài nguyên của đất nước, tạo cơ sở ổn định nhằm không ngừng cung cấp nguyên liệu để phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Nga đang xây dựng tiềm năng khoa học và giáo dục của vùng Viễn Đông với các dự án xây dựng khuôn viên các trường đại học mới ở Yuzhno-Sakhalinsk, Khabarovsk và ở Bắc Cực, trong đó có các trường kỹ thuật và công nghệ cao. Hai trường như vậy đã được thành lập ở Sakhalin và Vladivostok. Nhiệm vụ của những trường này không chỉ là đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ sử dụng trí tuệ nhân tạo mà còn đưa ra các giải pháp độc đáo để ứng dụng hàng loạt trong hệ thống quản lý xã hội và kinh tế.

Trung tâm khoa học và công nghệ đổi mới sẽ được thành lập ở Đảo Russky trên cơ sở Đại học quốc gia Viễn Đông. Lĩnh vực bao quát của Trung tâm này sẽ là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thực tế trong lĩnh vực kỹ thuật hàng hải, công nghệ sinh học, y sinh và các lĩnh vực có triển vọng khác.

Cùng với các kế hoạch kinh tế mới ở Viễn Đông, Nga đã triển khai các dự án xã hội lớn như xây dựng mới và tái thiết các trường học và nhà trẻ, phòng khám và bệnh viện, các khu liên hợp thể thao, cải thiện môi trường đô thị và cơ sở hạ tầng. Đến nay, gần 2.000 cơ sở hạ tầng xã hội đã được xây dựng. Trong đó có các dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng trượt tuyết quanh năm, Viện bảo tàng nghệ thuật và Nhà hát quốc gia.

Viễn Đông đang trở nên hấp dẫn hơn đối với giới trẻ. Họ muốn tới đây để lập nghiệp trong những lĩnh vực mới hấp dẫn, còn các chuyên gia đã được đào tạo cơ bản muốn chứng tỏ bản thân, kỹ năng và thử sức mình với công việc kinh doanh trong lĩnh vực đã chọn. Từ năm 2022, Nga triển khai Chương trình Muravyov-Amursky đến năm 2030 để đào tạo nhân sự cho dịch vụ công. Hoạt động của Chương trình này đã được mở rộng đến Bắc Cực.

Nga sẽ mở rộng mối quan hệ giữa vùng Viễn Đông với toàn bộ liên bang, cũng như với các đối tác, bạn bè, các quốc gia và các công ty nước ngoài quan tâm đến sự hợp tác đáng tin cậy, lâu dài, cùng có lợi, và qua đó sẽ tiếp tục củng cố vị thế của nước Nga trên thế giới.