Hôm nay (25/9), ADB tổ chức họp báo công bố những cập nhật về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam - nhận định, kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024, và sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bất chấp những bất ổn trên toàn cầu. Sự phục hồi ổn định đạt được do sản xuất công nghiệp cải thiện và thương mại gia tăng mạnh mẽ.
Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng được ADB chỉ ra.
Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng, khi cầu bên ngoài đối với các mặt hàng điện tử xuất khẩu chủ lực góp phần gia tăng sản xuất. Đà phục hồi được hỗ trợ nhờ sự khởi sắc của các ngành dịch vụ và sản lượng nông nghiệp ổn định. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước còn yếu và triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn khó khăn. Lạm phát dự báo tăng nhẹ ở mức 4% trong 2 năm 2024 và 2025.
Bên cạnh các động lực, chuyên gia ADB cũng chỉ rõ một số rủi ro có thể làm chậm đà tăng trưởng của Việt Nam. Yếu tố tác động bên ngoài như cầu yếu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu, sản xuất và việc làm. Việc tăng cầu trong nước đòi hỏi phải có các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ hơn, như đẩy nhanh thực hiện đầu tư công, trong khi vẫn phải duy trì lãi suất thấp.
Trả lời PV Tiền Phong về ảnh hưởng của cơn bão số 3 tới tăng trưởng kinh tế năm nay, ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam - cho rằng, hiện vẫn trong giai đoạn khắc phục hậu quả sau bão, nên con số ước tính thiệt hại có thể chưa phải số liệu cuối cùng. Thiệt hại đầy đủ cần được tính toán trên cả tài sản và thu nhập trong tương lai.
Ước tính từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bão số 3 có thể khiến GDP giảm 0,15%. Theo ông Hùng, việc cần làm ngay lúc này là cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng, nỗ lực tái thiết, hỗ trợ sản xuất kinh doanh phục hồi sau bão. Ảnh hưởng cuối cùng tới tăng trưởng như thế nào phụ thuộc vào nỗ lực tái thiết của Chính phủ.
“Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ hỗ trợ, song năng lực thực hiện chính sách này đã bị hạn chế đáng kể. Do vậy, cần thiết phải đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ tài khóa, tăng cường giải ngân đầu tư công và cải cách quản lý nhà nước hơn nữa để giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ trong việc thúc đẩy nền kinh tế”, ông Hùng khuyến nghị.
Tăng trưởng tín dụng TPHCM diễn biến mới 17/09/2024 Sức bật tăng trưởng cuối năm 04/09/2024 Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7% 03/09/2024Kinh tế
Giá vàng nhẫn tăng vùn vụt
Kinh tế
Làm rõ việc người nước ngoài sinh sống trong khu nhà ở xã hội
Kinh tế
Xô đổ kỷ lục của cả năm ngoái, 'trái cây vua' băng băng trên đỉnh lịch sử
Hàng không - Du lịch
Sắp mở lại đường bay thẳng Hà Nội - Côn Đảo?
Kinh tế
Đăng thảo luận