Cường quốc châu Á quyết tâm chiếm gần một phần ba thị ôtô toàn cầu 第1张 Ôtô mới chờ xuất khẩu tại cảng Yokohama (Nhật Bản). (Ảnh: Kyodo/TTXVN) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng thị phần toàn cầu về ôtô được điều khiển bằng phần mềm (SDV) của các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản lên 30% vào năm 2030.

Đây là nội dung trong chiến lược được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cùng với Bộ Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch công bố ngày 20/5, với lần đầu tiên Chính phủ đặt thị phần bán ôtô làm mục tiêu.

Theo dự thảo chiến lược số hóa ngành công nghiệp ôtô mà Chính phủ sắp công bố, Chính phủ sẽ giúp phát triển các nhà sản xuất ôtô trong nước và khuyến khích họ hợp tác và cộng tác vượt ra ngoài phạm vi công ty, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ôtô, nguồn sống của nền kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh các công ty Trung Quốc và Mỹ đi đầu trong việc số hóa phương tiện.

Với sự trỗi dậy của các công ty ở Trung Quốc và các nước khác, chiến lược này cảnh báo về sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trên toàn thế giới trong ngành công nghiệp ôtô mà Nhật Bản từ lâu đã rất xuất sắc.

Chiến lược này cho biết: “Các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản được khuyến khích hợp tác và cộng tác với nhau ngoài sự cạnh tranh,” đồng thời trích dẫn ba lĩnh vực hợp tác và cộng tác cụ thể: (1) phát triển phần mềm, (2) dịch vụ xe tự lái và (3) sử dụng dữ liệu.

SDV là phương tiện được trang bị chức năng liên lạc và có thể được cập nhật thông qua kết nối Internet, bổ sung thêm các chức năng mới và nâng cao hiệu suất.

Định nghĩa về SDV khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất ôtô, nhưng chiến lược của chính phủ định nghĩa chúng là phương tiện có hệ thống điều khiển có thể cập nhật, bao gồm cả lái xe.