Cảnh báo lừa đảo trực truyến mua thú nhồi bông Labubu giả trên mạng xã hội 第1张 Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Trong những tin tức về lừa đảo trực tuyến trong tuần từ (2/9 - 8/9), Cục An toàn thôn tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chỉ ra một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật như lừa đảo mua thú nhồi bông Labubu giả trên mạng xã hội hay lừa đảo cung cấp dịch vụ đọc trộm tin nhắn.

Cảnh báo lừa đảo mua hàng giả trên mạng xã hội

 Cảnh báo lừa đảo trực truyến mua thú nhồi bông Labubu giả trên mạng xã hội 第2张

Trào lưu sưu tầm thú nhồi bông Labubu đang thu hút đông đảo giới trẻ, trở thành món hàng được săn lùng nhiều trên thị trường thời gian gần đây. Hiện tại, thay vì chỉ giao dịch trực tiếp, nhiều cá nhân và tổ chức đã chuyển sang hình thức xổ số trực tuyến qua các buổi livestream để bán loại đồ chơi này, gia tăng nguy cơ gian lận và lừa đảo.

Mới đây, bạn M.H.P (Phú Thọ), một trong nhiều nạn nhân của chiêu trò lừa đảo săn thú này. Theo P, sức hút của Labubu làm bạn "nhẹ dạ cả tin" vào một trang Facebook bán với giá 300 ngàn đồng, do người bán quảng cáo là đang có ưu đãi dịp lễ 2/9.

Tuy nhiên, khi shipper (nhân viên giao hàng) giao đến, bạn P không kiểm tra hàng trước khi nhận. Đến lúc khui hàng mới nhận ra Labubu mà bạn đã trả 300 ngàn đồng là một món đồ chơi nhựa rẻ tiền. Tìm cách liên lạc với người bán, thì tài khoản này đã khóa từ lâu, số điện thoại liên lạc cũng không gọi được.

Đối với hình thức lừa đảo trên, đối tượng thường sử dụng các thủ đoạn tạo tài khoản ảo, làm giả hình ảnh, video về sản phẩm để thu hút người mua. Các bài đăng thường có nội dung tri ân, giảm giá sốc, khuyến mãi lớn, quà tặng hấp dẫn để thu hút khách hàng. Sau khi nhận được sự tin tưởng của nạn nhân, đối tượng sẽ giả vờ gửi hàng và biến mất ngay khi nhận được tiền. Thậm chí, có trường hợp người bán sử dụng thông tin thẻ tín dụng của khách hàng để chiếm đoạt tiền.

Trước tình hình lừa đảo, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối cẩn trọng trước các sản phẩm không rõ nguồn gốc, giá siêu rẻ trên mạng xã hội. Chỉ nên mua sắm từ nguồn uy tín như các cửa hàng, trang web có danh tiếng.

Cần kiểm tra kỹ nguồn gốc của sản phẩm, địa chỉ của cửa hàng hoặc người bán. Nếu cảm thấy nghi ngờ, bạn nên tìm kiếm đánh giá từ người dùng khác hoặc thông tin xác nhận từ các nguồn đáng tin cậy.

Nếu có thể, người dùng nên chọn phương thức thanh toán khi nhận hàng và kiểm tra kỹ trước khi thanh toán. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời