Đối với lĩnh vực giáo dục đại học, Nghị định 125 đưa ra một số điểm mới so với Nghị định 46 ban hành năm 2017 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 135 ban hành năm 2018).
Theo đó, Nghị định 125 đã bổ sung quy định về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục công nhận đại học vùng, đại học quốc gia.
Việc này nhằm thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, cũng như để phù hợp với vai trò, vị trí, chức năng của đại học vùng, đại học quốc gia; hình thành đại học vùng, đại học quốc gia trên cơ sở công nhận đại học thành đại học vùng hoặc đại học quốc gia (các đại học này đã được thành lập và đang hoạt động theo quy định, nên việc đặt ra vấn đề thành lập lại là không phù hợp).
Việc hình thành đại học vùng, đại học quốc gia theo hướng này nhằm tận dụng những nguồn lực, thành tựu và ưu thế sẵn có của đại học, để bảo đảm ngay sau khi được hình thành thì đại học vùng, đại học quốc gia có đủ điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh được giao.
Nghị định 125 không còn quy định diện tích bình quân tối thiểu 25 m2/sinh viên khi thành lập trường đại học
Đối với việc thành lập, Nghị định 125 yêu cầu trường đại học phải có dự án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đã được phê duyệt. Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và xác nhận về quyền sử dụng đất.
Về đất đai, quy định yêu cầu có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 5 ha. Một yêu cầu của nghị định cũ là đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển đã không còn trong nghị định này.
Điều khoản về đất đai có thêm quy định mới là địa điểm xây dựng trường phải bảo đảm về môi trường giáo dục an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; không đặt gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.
Đối với việc thành lập trường đại học tư thục, quy định mới vẫn yêu cầu có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1.000 tỉ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường). Đồng thời vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỉ đồng.
Về việc thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục ĐH công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục ĐH tư thục, quy định về diện tích đất xây dựng tối thiểu vẫn là 2 ha như quy định cũ nhưng yêu cầu mới là không đặt gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.
Xem nhiềuGiáo dục
Mỏ vàng 'kỳ lạ' nhất thế giới, nhiều vàng nhưng không phải ai cũng dám vào lấy
Giáo dục
Các trường công an xét tuyển bổ sung chỉ tiêu năm 2024
Giáo dục
Hủy kết quả học tập và thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt
Giáo dục
Nhóm nhà khoa học Việt Nam bị tạp chí nước ngoài gỡ bài báo khoa học
Giáo dục
Đăng thảo luận