Trái Đất hình thành khoảng 4,6 tỷ năm trước và trong vài trăm triệu năm sau đó, do bề mặt hành tinh quá nóng và luôn bị các sao chổi cùng tiểu hành tinh va chạm dữ dội khiến không dạng sống nào có thể hình thành.
Tuy vậy, khoảng một tỷ năm sau, sự sống không chỉ tồn tại mà còn để lại bằng chứng về sự hiện diện của nó dưới dạng thảm vi sinh vật hóa thạch.
Vậy những gì đã xảy ra trong quãng thời gian đó khiến sự sống nảy sinh? Các nhà khoa học đã đưa ra một số giả thuyết về cách sự sống xuất hiện giữa điều kiện khắc nghiệt như vậy.
1. Sự sống bắt nguồn do sét đánh
Jim Cleaves, Trưởng khoa hóa học tại Đại học Howard và đồng tác giả cuốn “Lược sử sáng tạo: Khoa học và tìm kiếm nguồn gốc sự sống,” lưu ý rằng các điều kiện khí quyển vào thời điểm sự sống xuất hiện rất khác so với điều kiện hiện nay.
Ông giải thích, vào những năm 1950, nhà hóa học đoạt giải Nobel Harold Urey đã lưu ý rằng hầu hết bầu khí quyển trong hệ Mặt Trời bị thống trị bởi khí nitơ và metan.
Urey cho rằng Trái Đất sơ khai cũng có loại bầu khí quyển này và đây là tiền đề để tạo ra các hợp chất hữu cơ, có thể là khởi nguồn của sự sống.
Cleaves giao nhiệm vụ cho sinh viên nghiên cứu là Stanley Miller phát triển một thí nghiệm để kiểm tra lý thuyết này, tạo ra một hệ thống khép kín, trong đó nước được đun nóng và kết hợp với các phân tử hydro, metan và amoniac.
Sau đó, phản ứng hóa học được kích hoạt bằng điện (tượng trưng cho tia sét) và được làm lạnh để hỗn hợp ngưng tụ và rơi trở lại, giống như mưa.
Đăng thảo luận