TPO - Trong suốt hơn một thế kỷ, Việt Nam đã hứng chịu nhiều trận lụt lịch sử mà theo các chuyên gia nhận định "100 năm có một", khiến nhiều tỉnh thành chìm trong biển nước, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
1. Trận bão kinh hoàng nhất vào năm Nhâm Dần, niên hiệu Thiệu Trị thứ 2 (1842) khiến bao người thiệt mạng?
-
icon
Hơn 4.000 người
-
icon
Hơn 5.200 người
-
icon
Hơn 6.000 người
Câu trả lời đúng là đáp án B: Trận bão kinh hoàng nhất, có lẽ là trận bão vào năm Nhâm Dần, niên hiệu Thiệu Trị thứ 2 (1842). Trong trận bão này, Nghệ An có 40.753 ngôi nhà bị đổ nát, 696 thuyền buôn và thuyền đánh cá bị chìm, nước biển dâng lên 14 - 15 thước (khoảng 3,5 - 4 mét), 5.240 người bị chết, đặc biệt là ở các vùng ven biển thuộc hạt Đông Thành, An Thành và Chân Lộc. Có thôn thuộc An Thành chỉ có 300 người, nhưng còn có 10 người sống sót qua trận bão. Tại Hà Tĩnh có 9.160 nhà bị đổ nát, 136 thuyền bị đắm, 157 người bị chết. Thuyền của Thanh Hóa chở hàng hóa lẫn tù binh cũng bị đắm chìm, vỡ toang, làm 71 người chết, trong đó có 1 suất đội, 36 lính, 43 tù nhân. Tại kinh thành (Huế), hơn 700 nhà dân bị lật đổ, nhiều người chết đuối. Tổng số người bị chết ở các tỉnh này trong trận bão năm 1842 lên đến hơn 5.500 người, đó là chưa nói đến con số thiệt hại tại các tỉnh thành khác. Những con số đó chỉ là những con số chỉ dựa vào lời phi tấu của các quan tỉnh thành, còn theo lời tâu của Binh khoa Chưởng ấn Cấp sự trung Trần Thiện sau khi ở Hà Nội về, thì ngoài nhà cửa đổ nát, ván thuyền trôi dạt vào trong ruộng, xác người chết còn nằm la liệt phơi ở bên đường, không đếm hết. Các tác sách Đại Nam thực lục còn cho biết, trận bão này cũng càn quét qua các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, làm nhiều người chết, nhiều cửa nhà bị sụp đổ, nhưng không nêu con số thống kê cụ thể.
2. Năm 1904, bão hoành hành tàn phá khu vực nào của Việt Nam?
-
icon
Miền Bắc
-
icon
Miền Trung
-
icon
Miền Nam
Câu trả lời đúng là đáp án C: Nhắc đến “năm Thìn bão lụt”, nhiều người nghĩ ngay đến cơn bão lụt năm Giáp Thìn 1904 ở xứ Gò Công và nhiều tỉnh Nam Kỳ thời bấy giờ. Đây là trận bão lụt lịch sử, cách đây gần 120 năm. Năm 1904, bão hoành hành Nam bộ. Đây là vùng đất vốn ít có bão lụt nhưng năm 1904 cơn bão qua đã để lại hậu quả tan thương và dân gian sau này còn có câu "Năm Thìn bão lụt". Vào ngày1/5/1904, tức ngày 16/3 năm Giáp Thìn, tâm bão vào ven biển Gò Công nhưng khu vực tàn phá từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến tận Rạch Giá, Cà Mau. Những ghi chép từ tài liệu và sách cũ cho thấy, địa bàn chịu ảnh hưởng của cơn bão năm Giáp Thìn hầu như khắp Nam Bộ, sang tận Campuchia. Các nơi bị thiệt hại nặng nề nhất là Gò Công, Mỹ Tho (Tiền Giang); Tân An (Long An); Chợ Lớn, Gia Định (TP.HCM) và dọc theo vùng duyên hải. Nhiều làng ở gần bờ biển đã bị một hải lưu cao đến 3,5 mét cuốn đi mất. Trong cuốn sách Gò Công cảnh cũ người xưa của cụ Việt Cúc xuất bản thập niên 1970, sau đó được NXB Trẻ tái bản vào năm 1993 có thông tin về sự kiện này. Theo cụ Việt Cúc, đó là ngày Rằm tháng 3 năm Giáp Thìn đương mùa khô hạn, ruộng đồng nứt nẻ bỗng trời nộ cuồng phong, mây đen bao phủ từ 10 giờ sáng đến chạng vạng. Đến hơn 5 giờ chiều: “Bỗng xoay chiều gió từ phương Đông ào ào xô gãy cây và trốc gốc, vách nhà đổ xiêu. Lá cây, lá lợp nhà tốc bay tứ tung, cây cối nằm la liệt”. Cụ Việt Cúc cho rằng: “Không chỉ vậy, tàu thuyền ngoài biển, trong sông bị nhấn chìm vô số, xác người, xác súc vật trôi lềnh bềnh trên sông, cảnh tượng tang thương - bình địa khởi phong ba”.
3. Theo thống kê, trận bão năm đó khiến bao người thiệt mạng?
-
icon
5.000 người
-
icon
10.000 người
-
icon
15.000 người
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo thống kê, trận bão năm đó đã có hơn 5.000 người chết; súc vật thì mười phần chết tám và hơn phân nửa nhà dân bị sập.
4. Vào năm Giáp Thìn 1964, cơn lũ lịch sử đã cuốn đi gần hết người trong làng nào của xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam?
-
icon
Thôn Nông Sơn
-
icon
Thôn Đại Bình
-
icon
Làng Đông An
Câu trả lời đúng là đáp án C: 60 năm sau, lại vào năm Giáp Thìn 1964, cơn lũ lịch sử đã đè nặng lên miền Trung. Trận lũ này gây ra hậu quả tàn khốc cho các tỉnh thành từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định. Quảng Nam là địa bàn chịu thiệt hại nặng nề đến nỗi xác người thiệt mạng và gia súc, gia cầm bị cuốn theo dòng nước về tận vùng biển, ùn ứ lại thành 1 bờ đê. Làng Đông An (xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã bị lũ quét qua cuốn trôi toàn bộ nhà cửa, san bằng làng mạc và đớn đau nhất là cuốn đi gần hết người trong làng, tổng cộng 1.481 người chết, chỉ sống sót được 19 người.
5. Trận lụt lịch sử năm 1999 nhấn chìm cố đô Huế khiến bao người thiệt mạng?
-
icon
Gần 400 người
-
icon
Gần 600 người
-
icon
Gần 1.400 người
Câu trả lời đúng là đáp án B: 10 tỉnh thành miền Trung ngập trong bể nước, gần 600 người thiệt mạng, hơn 41.000 ngôi nhà bị hủy hoại - đó là những con số kinh hoàng về trận đại hồng thủy 100 năm mới có 1 lần năm 1999 ở nước ta. Sáng 1/11/1999, đất trời miền Trung bắt đầu đổ mưa. Cơn mưa nặng hạt dần và không dứt, cho đến ngày hôm sau thì nước đã ngập lênh láng ở nhiều nơi. Riêng tại Huế, lượng mưa suốt 2 ngày đêm hôm đó đã lên tới hơn 2.300 mm (bằng cả lượng mưa hằng năm ở nơi đây) khiến nước đầu nguồn sông Hương dâng lên hơn 1 mét vào mỗi giờ. Ở hạ lưu sông Hương, nước đã vượt mức báo động 3 đến gần 3 mét. Các chuyên gia nhận định con số này chưa từng xảy ra suốt 100 năm qua. Nguyên nhân gây mưa lớn là do thời tiết phải chịu nhiều tác động cùng một lúc: khối không khí lạnh mạnh kết hợp với dải áp thấp xích đạo cùng nhiễu động trên cao và áp thấp nhiệt đới. Cơn mưa kéo dài từ 1/11 và đến tận ngày 6/11 mới dứt hẳn, gây lũ lụt nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam, trong đó thiệt hại nặng nhất là Huế. Ước tính tổng thiệt hại lên tới hơn 3.773 tỷ đồng (năm 1999).
6. Năm Bính Thìn (1976) không có 1 cơn bão nào? Điều này đúng hay sai?
Câu trả lời đúng là đáp án A: Dân gian từng lưu truyền câu bão năm thìn... Nhưng trên thực tế cho thấy nhiều năm thìn rất ít bão. Ví như năm 1976 thì cả năm không có 1 cơn bão nào, đến năm 1988 thì có 5 cơn bão và năm 2000 thì chỉ có 2 cơn bão. Ngoài ra có nhiều năm có lũ lớn nhưng không phải năm thìn như năm 1991, 1984, 1981, 1978, 1966... Do đó không có cơ sở nói rằng cứ năm Thìn thì bão lụt nước dâng cao.
7. Cơn lũ năm 2000 tại ĐBSCL khiến cho 539 người chết và thiệt hại bao tỷ đồng?
-
icon
Hơn 4.600 tỷ đồng
-
icon
Hơn 5.600 tỷ đồng
-
icon
Hơn 6.600 tỷ đồng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Trận lũ lụt năm 2000 rất nghiêm trọng khiến cho 539 người chết (hơn 300 là trẻ em), 212 người bị thương, hơn 9457 căn nhà bị sập hoàn toàn. Lực lượng cứu trợ khẩn cấp lên tới hơn nửa triệu người. Hơn 80 vạn học sinh phải nghỉ học từ 1 - 3 tháng. Tổng thiệt hại do thiên tai ở khu vực này ước tính khoảng 4626 tỷ đồng.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm
Đảo nào nổi tiếng có con đường đi bộ trên biển dài nhất Việt Nam? 03/09/2024 Quốc gia nào trên thế giới không dự trữ vàng? 31/08/2024 Giá nhà ở đâu đắt đỏ nhất thế giới? 28/08/2024 Triều đại nào đưa môn Toán vào nội dung thi cử đầu tiên? 21/08/2024 Nơi nào nước ta đặt tên quận huyện bằng số? 14/08/2024 Đỗ Hợp (t/h) Xem nhiều Giáo dục
Quảng Ninh miễn phí 167 tỷ đồng học phí cho học sinh năm học 2024 - 2025
Giáo dục
Tranh cãi chuyện giải tán ban phụ huynh
Giáo dục
TPHCM: Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường
Giáo dục
Trường học chỉ phát giấy khen học sinh ủng hộ bão lũ từ 100.000 đồng trở lên
Giáo dục
10 trường đại học có doanh thu trên nghìn tỷ
Tin liên quan Quốc gia nào chịu nhiều thiên tai nhất thế giới, 'hứng' nhiều siêu bão mỗi năm
Tên siêu bão YAGI nghĩa là con dê?
Nước nào có lễ khai giảng dài nhất thế giới, kéo dài 3 ngày liên tiếp
MỚI - NÓNG Xe khách tông xe container trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 1 người chết, 12 người bị thương
Xã hội TPO - Sáng nay, chiếc xe khách Thuận Thảo chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết theo hướng từ Bắc vào Nam, khi đến Km227+800 đoạn qua xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã tông vào đuôi xe container khiến 1 người chết, 12 người bị thương. Vàng SJC bất ngờ tăng mạnh
Kinh tế TPO - Chỉ trong vài tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng miếng SJC tăng mạnh 1,5 triệu đồng/lượng lên mốc 83,5 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn cũng tiến sát mốc 82 triệu đồng/lượng. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân
Xã hội TPO - Bà Nguyễn Thị Mộng Ngọc - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên, đã được UBND tỉnh Phú Yên cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.
Đăng thảo luận