Anh Phạm Ngọc Xuân Sơn ở TT Yên Lập (huyện Yên Lập) là một trong những đoàn viên thanh niên tiêu biểu về tấm gương khởi nghiệp, lập nghiệp. Với niềm đam mê kinh doanh từ nhỏ, sau khi học đại học và trở về từ nước ngoài anh Sơn quyết tâm kinh doanh. Mặc dù có nhiều cơ hội được làm việc với các công ty nước ngoài ở những thành phố lớn, anh Sơn vẫn quyết định về quê lập nghiệp với số vốn sau nhiều năm bôn ba xứ người.
Anh Phạm Ngọc Xuân Sơn (áo xanh) - Bí thư chi đoàn khu Tân An 4,Thị trấn Yên Lập là một trong 15 gương mặt thanh niên tiêu biểu được Tỉnh Đoàn Phú Thọ tặng bằng khen.
Trò chuyện với PV Tiền Phong, anh Sơn chia sẻ: “Sau khi trở về từ nước ngoài, nhận thấy tại địa phương chưa có nhiều mặt hàng về nội thất, vật liệu xây dựng, năm 2016, tôi bắt đầu khởi nghiệp từ mô hình kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết kế và thi công công trình xây dựng với tổng số tiền đầu tư ban đầu trên 3 tỉ đồng. Năm 2017, tôi tiếp tục kinh doanh thêm nhà hàng”.
Từ khi thành lập đến nay, mô hình kinh tế của anh Sơn đã tạo việc làm thường xuyên cho 20 đoàn viên, thanh niên và người lao động với thu nhập khoảng từ 65-100 triệu/năm. Bên cạnh đó, anh còn hỗ trợ trao đổi, truyền đạt các kiến thức khởi nghiệp, kinh doanh cho các thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.
Còn anh Hoàng Văn Vân (xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập), là thanh niên khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi lợn, cá và vịt thương phẩm. Tận dụng diện tích hồ 14 ha, năm 2018, anh Vân xây dựng mô hình khởi nghiệp từ nuôi cá rô phi. Đến năm 2022, anh Vân vay vốn ngân hàng đầu tư thêm chuồng trại, con giống lợn và vịt thương phẩm.
Anh Hoàng Văn Vân (SN 1993) đang là cán bộ khuyến nông xã, Bí thư chi đoàn khu Đình xã Phúc Khánh, là một trong 15 gương mặt thanh niên tiêu biểu nhận bằng khen của Tỉnh Đoàn Phú Thọ.
Hiện nay, anh Vân sở hữu 50 con lợn nái, lợn thịt; khoảng 500 con vịt thương phẩm chuẩn bị xuất chuồng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm vịt thương phẩm và lợn thịt, anh Vân luôn bổ sung thức ăn, nước uống và công tác phòng chống dịch bệnh, ngoài ra anh không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi. Sau nhiều năm phấn đấu phát triển, mô hình chăn nuôi lợn, cá và vịt thương phẩm bước đầu thu được kết quả, đem lại nguồn kinh tế ổn định cho gia đình với hơn 200 triệu đồng/năm.
Không chỉ riêng mô hình kinh doanh vật liệu xây dựng và thiết kế nội thất của anh Sơn; mô hình nuôi vịt thương phẩm, cá và lợn của anh Vân, huyện Yên Lập còn có nhiều mô hình của các đoan viên thanh niên khác mang lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình nuôi cá tầm nước lạnh, nuôi nấm sò...
Anh Vũ Đình Ngọc – Bí thư Huyện Đoàn Yên Lập cho biết: “Để đồng hành cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, Huyện đoàn đã đưa những mô hình sáng tạo tham gia các cuộc thi do T.Ư Đoàn, Tỉnh Đoàn tổ chức. Thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình nhu cầu nguyện vọng của đoàn viên thanh niên về lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng thời phối hợp cùng các ban ngành có liên quan như: Phòng Nông nghiệp và PTNT, trạm khuyến nông... tổ chức các lớp tập huấn lập nghiệp, khởi nghiệp. Đối với địa bàn huyện Yên Lập, cơ bản thanh niên lập nghiệp từ nông nghiệp, chú trọng công tác tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Tập trung tìm các nguồn vốn để hỗ trợ các đoàn viên thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp lập nghiệp”.
'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế' 13/05/2024 Vun đắp khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên 12/05/2024 Giải nhất thi khởi nghiệp thanh niên nông thôn 2024 được hỗ trợ vay vốn 1 tỉ đồng 12/05/2024 Sôi nổi thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Bắc Kạn 06/06/2024 Thu Hường Xem nhiềuGiới trẻ
Khai mạc Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 8, khoá XII
Giới trẻ
Trại huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội ở Lạng Sơn
Giới trẻ
Tình nguyện viên thay dầu, sửa xe máy miễn phí cho bà con vùng lũ lụt
Giới trẻ
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm việc với Chủ tịch Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc
Giới trẻ
Đăng thảo luận