TPO - Xây trạm vũ trụ trên không gian, khám phá Sao Hỏa, Mặt trăng, đầu tư ‘khủng’ cho các chương trình không gian vũ trụ, Trung Quốc đang thể hiện sức mạnh công nghệ và tham vọng dẫn đầu trong cuộc đua bá chủ không gian.
1. Cột mốc trong chương trình không gian của Trung Quốc bắt đầu năm nào?
-
icon
1970
-
icon
1980
-
icon
1990
Đáp án A: Cột mốc quan trọng đầu tiên trong chương trình không gian xảy ra vào năm 1970, khi Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên, Đông Phương Hồng 1, từ trung tâm phóng Tửu Tuyền ở tỉnh Cam Túc. Dù không có công nghệ phức tạp, vệ tinh này vẫn giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 5 đưa vệ tinh lên quỹ đạo sau Liên Xô, Mỹ, Pháp và Nhật Bản. Đến những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu phóng vệ tinh đều đặn và tham gia thị trường thương mại, cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh lên vũ trụ cho các công ty và quốc gia khác với giá rẻ.
2. Trung Quốc đưa phi hành gia lên không gian từ bao giờ?
-
icon
2000
-
icon
2001
-
icon
2003
Đáp án C: Trung Quốc có kế hoạch đưa hai phi hành gia lên không gian vào năm 1973. Tuy nhiên, dự án bị hủy bỏ do những bất ổn chính trị trong thời kỳ đó. Phải đến năm 2003, Dự án phóng tàu chở người lên không gian rồi trở về Trái Đất thành công đã đưa Trung Quốc trở thành nước thứ ba sau Mỹ và Liên Xô sử dụng tên lửa của mình để đưa người vào vũ trụ. Khi đó, phi hành gia Yang Liwei đã có chuyến du hành không gian khoảng 21 tiếng trên tàu Thần Châu 5.
3. Robot đầu tiên của Trung Quốc đặt chân lên mặt trăng có tên là gì?
-
icon
Thỏ Ngọc
-
icon
Gấu Trúc
-
icon
Hổ Trắng
Đáp án A: Năm 2013, robot Thỏ Ngọc của tàu Hằng Nga 3 hạ cánh xuống Mặt Trăng, trở thành robot đầu tiên của Trung Quốc làm được điều này, đồng thời là robot đầu tiên trên thế giới đáp xuống Mặt Trăng sau trong gần 4 thập kỷ. Năm 2018, Trung Quốc phóng tàu Hằng Nga 4, mang theo robot tự hành Thỏ Ngọc 2. Đến năm 2019, Thỏ Ngọc 2 hạ cánh thành công xuống vùng tối Mặt Trăng, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử làm được điều này.
4. Trung Quốc là nước đầu tiên đến sao Hỏa?
Đáp án B: Tàu thăm dò Thiên Vấn-1 bay vào quỹ đạo quanh sao Hỏa ngày 10/2/2021, trở thành tàu thăm dò đầu tiên của Trung Quốc quay quanh hành tinh này. Camera của Thiên Vấn-1 đã thực hiện 284 nhiệm vụ chụp ảnh viễn thám quỹ đạo từ tháng 11/2021 đến tháng 7/2022, trong phạm vi bao phủ toàn bộ bề mặt sao Hỏa. Hệ thống ứng dụng mặt đất đã xử lý 14.757 hình ảnh để thu được hình ảnh bản đồ màu của hành tinh đỏ. Con tàu này đã đáp xuống sao Hỏa tháng 5/2021, đưa Trung Quốc trở thành nước thứ hai làm được như vậy, chỉ sau Mỹ.
5. Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc có mấy modun?
Đáp án A: Năm 2022, Trung Quốc hoàn thành Thiên Cung, trạm vũ trụ mà nước này bắt đầu phát triển từ năm 2011. Trạm vũ trụ gồm 3 module và do các phi hành đoàn 3 người luân phiên tới vận hành. Khi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) dừng hoạt động, dự kiến vào năm 2030, Thiên Cung có thể trở thành trạm vũ trụ duy nhất trên quỹ đạo phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
6. Tàu Thần Châu-19 phóng hôm 30/10/2024 mang theo bao nhiêu phi hành gia?
Đáp án A: Sáng sớm ngày 30/10/2024, Trung Quốc đã phóng tàu Thần Châu-19 mang theo 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên cung. Ba phi hành gia gồm Thái Húc Triết (Cai Xuzhe), Tống Lệnh Đông (Song Lingdong) và Vương Hạo Trạch (Wang Haoze) sẽ hoàn thành một vòng quay trên quỹ đạo với bộ ba Thần Châu-18 và ở lại trạm vũ trụ Thiên Cung trong 6 tháng. Hiện tại Vương Hạo Trạch là nữ kỹ sư vũ trụ duy nhất của Trung Quốc và là người phụ nữ Trung Quốc thứ ba tham gia vào sứ mệnh du hành vũ trụ có người lái.
7. Tàu Thần Châu-19 dự kiến quay về Trung Quốc khi nào?
-
icon
Đầu năm 2025
-
icon
Giữa năm 2025
-
icon
Cuối năm 2025
Đáp án B: Trong sứ mệnh lần này, nhóm phi hành gia tàu Thần Châu-19 sẽ tiến hành 86 nghiên cứu khoa học và ứng dụng không gian, thực hiện các hoạt động ngoài tàu vũ trụ, lắp đặt các thiết bị bảo vệ chống lại các mảnh vỡ không gian, lắp đặt và tái chế các thiết bị và tải trọng ngoài tàu vũ trụ. Họ cũng sẽ tham gia vào giáo dục khoa học, các hoạt động phúc lợi công cộng và các cuộc thử nghiệm tải trọng khác. Thần Châu-19 dự kiến sẽ quay trở lại bãi đáp Đông Phong ở Khu tự trị Nội Mông, miền bắc Trung Quốc vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5/2025.
8. Trung Quốc dẫn đầu về chi tiền cho chương trình không gian?
Đáp án B: Năm 2021, Trung Quốc chi 16 tỷ USD cho chương trình không gian, chỉ đứng sau Mỹ với ngân sách 60 tỷ USD. Một trong những dự án vũ trụ nổi bật nhất của Trung Quốc là đưa người lên Mặt Trăng trước cuối năm 2030. Các sứ mệnh khác trong tương lai bao gồm mở rộng trạm vũ trụ Thiên Cung, phóng tàu vũ trụ khác tới sao Hỏa, hướng đến phóng tàu tới sao Mộc và sao Thổ.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm
Tiến Dũng Xem nhiều Khoa học
Phát hiện nghĩa trang Viking 1.200 năm tuổi với các ngôi mộ đá hình thuyền
Khoa học
Tìm thấy 'ngôi sao thất bại' đầu tiên ngoài Dải Ngân Hà
Khoa học
Phát hiện những thành phố mất tích trên 'Con đường tơ lụa'
Khoa học
Từ chuyện hồ Thác Bà thoát hiểm: Cần sửa đổi quy trình vận hành liên hồ chứa
Khoa học
Bất ngờ phát hiện thành phố Maya cổ nhờ bắn tia laser
Tin liên quan Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu-19 lên trạm Thiên Cung
Tàu vũ trụ X-37B tuyệt mật sẽ thực hiện 'các động tác chưa từng thấy' khi hạ cánh xuống Trái Đất
MỚI - NÓNG Tận thấy khu đô thị bỏ hoang, khu đô thị 'ma' Nhơn Trạch - Đồng Nai
Địa ốc TPO - Nhiều nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở đua nhau "đổ bộ" về huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) khi địa phương này được được quy hoạch phát triển thành “đô thị mới Nhơn Trạch”. Tuy nhiên, sau bao năm đến nay các khu dự án, các khu đô thị phần lớn là bãi đất trống bỏ hoang được gọi là những khu đô thị "ma”. Thêm nhiều địa phương có quy định mới về tách thửa đất
Địa ốc TPO - Nhiều địa phương như Đồng Nai, Bến Tre, Hà Tĩnh, Bình Dương.... vừa có quyết định mới về điều kiện diện tích tối thiểu tách thửa đất, hợp thửa đất. Đà Lạt chấm dứt hoạt động thuyền đạp vịt trên hồ Xuân Hương
Hàng không - Du lịch TPO - UBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết, dù đã đi vào hoạt động kinh doanh hơn 30 năm, nhưng loại hình dịch vụ đạp vịt vẫn chưa được cấp phép hoạt động.
Đăng thảo luận