Cô N.P. cho hay, ngày 6/8 (khi cô còn làm việc tại nhóm trẻ), trong buổi sáng, bún dùng cho trẻ ăn có mùi chua. Nhưng khi báo cho quản lý thì quản lý vẫn nói bún không có mùi gì và vẫn cho ăn bình thường. Một lúc sau có quản lý khác đến và yêu cầu chỉ cho trẻ ăn nước thôi vì bún có mùi. Cô P. cũng chia sẻ các tin nhắn nội bộ trao đổi về việc bún thiu, trong đó lớp 12 – 24 tháng tuổi có 3 cháu đi ngoài dạng lỏng.
Bếp ăn của nhóm trẻ Hoàng Đế Nhỏ.
“Có phụ huynh phản ánh với tôi khi kiểm tra camera thấy cô lấy dầu xoa bụng cho con, những ngày sau đưa bé đi bệnh viện thì bác sĩ kết luận bị viêm ruột. Một phụ huynh khác kể tối đó con về bị đi lỏng, trong khi những ngày khác không hề bị”, cô nói thêm.
Trao đổi với Tiền Phong, bà Lương Thị Thùy Nhựt, quản lý nhóm trẻ độc lập Hoàng Đế Nhỏ xác nhận sự việc. Theo thực đơn, hôm đó 58 cháu ở tất cả các độ tuổi ăn món bún bò vào buổi sáng. Lúc 6h15, bà được tin báo từ bếp bún có mùi, bà đã yêu cầu cho dừng lại, không cho trẻ ăn và đổi một đơn vị khác mang bún tới. “Tuy nhiên khi mang số bún này trụng nước sôi thì vẫn có mùi nồng đặc trưng bốc lên cũng y như lần 1, chứ không phải bún bị thiu”, bà khẳng định.
Bà Nhựt cho biết thêm, lúc 9h30 cùng ngày, cả trường có 7, 8 bé đi ngoài lỏng, chủ yếu trẻ 12 – 24 tháng, còn tất cả các cháu còn lại đều bình thường. Các cô giáo đã theo dõi sát sao tình hình của các cháu suốt ngày hôm đó. Tới giờ trả trẻ cũng không có bất thường gì. Một số cô giáo khi trả trẻ cũng có báo là cháu bị đi ngoài cho phụ huynh.
Bà Lương Thị Thùy Nhựt (bìa phải), quản lý nhóm trẻ độc lập Hoàng Đế Nhỏ khẳng định nhà trường đảm bảo nguồn gốc thực phẩm, lưu mẫu hàng ngày.
“Ngày hôm sau, 7/8, toàn bộ trẻ vẫn đi học đầy đủ, không có bất thường gì về sức khỏe nên không thể nói trường cho các cháu ăn bún thiu, gây đau bụng, tiêu chảy. Những ngày tiếp đó nhóm trẻ cũng không nhận bất kỳ phản ánh nào của phụ huynh về việc bị ngộ độc, tiêu chảy, nhập viện…Mặt khác, nếu cô P. “tố” sự việc này ngay hôm đó, chúng tôi sẽ lấy mẫu lưu ra để xét nghiệm. Giờ đã qua gần 20 ngày nên hoàn toàn không có căn cứ”, bà nói.
Bà Nhựt chia sẻ, sau khi cô P. “bóc phốt” trên các trang mạng xã hội, sự việc đã gây nhiều bức xúc cho dư luận, nhiều phụ huynh cũng lo lắng khi gửi con tại trường.
Ông Nguyễn Đức Tú Anh, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hải Châu cho hay, ngay sau khi nắm thông tin, Phòng phối hợp các đơn vị liên quan đến kiểm tra tại nhóm trẻ độc lập Hoàng Đế Nhỏ.
“Qua nắm tình hình ban đầu thì tất cả các cháu ăn bún sáng 6/8 đến hôm sau vẫn đi học đầy đủ, sức khỏe bình thường. Trường cũng đảm bảo việc lưu mẫu, nguồn gốc thực phẩm. Hiện Phòng GD&ĐT tiếp tục theo dõi, làm rõ vụ việc”, ông Anh cho hay.
Đà Nẵng: Nhập viện hàng loạt vì ngộ độc thực phẩm 23/12/2005 Nguyên nhân vụ ngộ độc sữa chua làm 76 trẻ mầm non nhập viện trong đêm 23/05/2023 Gần 100 trẻ em nghi bị ngộ độc phải nhập viện sau bữa ăn từ thiện 30/12/2019Giáo dục
Quảng Ninh miễn phí 167 tỷ đồng học phí cho học sinh năm học 2024 - 2025
Giáo dục
Tranh cãi chuyện giải tán ban phụ huynh
Giáo dục
TPHCM: Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường
Giáo dục
Trường học chỉ phát giấy khen học sinh ủng hộ bão lũ từ 100.000 đồng trở lên
Giáo dục
Đăng thảo luận