Đây là một trong những nội dung được đại biểu tại toạ đàm Luật Điện lực sửa đổi các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW, kết luận 76-KL/TW do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức ngày 16/10.
Tại toạ đàm, TS Nguyễn Hùng Dũng – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Dầu khí Việt Nam cho biết, dự thảo Luật Điện lực sửa đổi cần bổ sung nội dung liên quan điện khí. Cụ thể, cần bổ sung cơ chế xây dựng dự án nhiệt điện sử dụng khí tự nhiên, khí LNG theo chuỗi gắn với kho cảng trung tâm, cơ chế đảm bảo huy động tối đa dự án nhiệt điện sử dụng khí tự nhiên trong nước. Đề xuất bổ sung các cơ chế: đảm bảo các nhà máy điện sử dụng khí TN và khí LNG được bên mua điện cam kết tối thiểu và dài hạn; chuyển ngang giá khí, sản lượng đầu vào; cước phí nhập khẩu, tồn trữ, tái hóa và phân phối khí hóa lỏng; cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển dự án điện gió ngòi khơi.
Từ thực tế trên, ông Dũng đề xuất dự thảo Luật Điện lực sửa đổi bổ sung quy định, cơ chế giải quyết các vướng mắc chung về chính sách trong hoạt động điện lực như: về trình tự thủ tục trong bổ sung quy hoạch các dự án điện; cơ chế ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới; Cơ chế về huy động vốn cho các dự án điện không có bảo lãnh.
Để phát triển dự án điện gió ngoài khơi, Hội Dầu khí Việt Nam kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi theo hướng Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió; Quy định về Công tác điều tra, khảo sát, thăm dò, đo đạc trên biển và giao khu vực biển để đầu tư dự án điện gió nhập khẩu; các quy chuẩn/tiêu chuẩn, định mức, đơn giá liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cho lĩnh vực đầu tư điện gió nhập khẩu; Ban hành khung chính sách giá, cơ chế giá cho điện gió ngoài khơi; Cơ chế ưu đãi, khuyến khích đối với các dự án điện gió ngoài khơi và cơ chế bán điện/xuất khẩu điện trực tiếp ra nước ngoài từ nguồn điện gió ngoài khơi.
Là một trong các doanh nghiệp đang thực hiện dự án điện gió ngoài khơi, đại diện Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) phản ánh, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) chưa còn nhiều vấn đề vướng mắc cho điện gió ngoài khơi. Cụ thể, chính sách không rõ ràng về trình tự, thủ tục; thiếu cơ chế phát triển bền vững; khoảng trống pháp lý cho xuất khẩu; thiếu đồng bộ thành phần dự giá và không tạo đòn bẩy để đầu tư, phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Từ thực tế trên, PTSC đề xuất, dự thảo Luật Điện lực sửa đổi bổ sung quy định theo hướng tận dụng tối đa nguồn tài nguyên gió ngoài khơi, cơ chế giá bán điện theo thoả thuận, quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục, cho phép thoả thuận giữa các bên về công suất huy động.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) phản ánh, dự thảo Luật điện lực đã quy định cụ thể hơn về lựa chọn Nhà đầu tư cho các dự điện lực (điều 26 đến điều 28) trên nguyên tắc là mức trần giá điện nằm trong khung giá do Bộ Công Thương ban hành tại năm đấu thầu và nguyên tắc xác định giá điện chiếm trọng số điểm lớn (điểm đ, khoản 1, điều 26). Tuy nhiên thời điểm này NĐT chưa lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chưa biết Qc như thế nào sẽ chưa đủ cơ sở để cam kết giá. Bên cạnh đó mặc dù giá chào chiếm tỷ trọng lớn nhưng theo khoản 6 điều 27 giá chào sẽ tiếp tục trên cơ sở đàm phán, giá chào là giá tối đa để bên mua điện đàm phán với bên bán điện và thời gian đàm phán là 6 tháng (khoản 7, điều 27). Theo kinh nghiệm đàm phán hợp đồng mua bán điện của PV Power, mặc dù dự thảo hợp đồng và nguyên tắc tính giá điện đã được pháp luật quy định cụ thể (hiện là tại thông tư 07/2024/TT-BCT), thời gian đàm phán hợp đồng mua bán điện sẽ không dưới 2 thậm chí là 5 năm vẫn không thống nhất được giá chính thức.
Về thành phần giá điện sẽ chào giá (điểm đ, khoản 1, điều 26): giá chào ở đây được hiểu tương thích với các thành phần theo khung giá, trong khi khung giá bao gồm giá nhiên liệu và phí công suất. Giá nhiên liệu sẽ biến động theo thị trường thế giới và thông thường sẽ được chuyển ngang sang giá điện vì vậy nếu có chào giá, PV Power kiến nghị chỉ nên chào trên cơ sở phí cố định.
Trụ đỡ cho cơ cấu nguồn điện đến năm 2030
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, Trong mục tiêu chiến lược năng lượng quốc gia, công nghiệp điện khí được xác định có vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh thủy điện gần hết dư địa phát triển, điện than sẽ không được phát triển sau năm 2030. Với dải công suất lớn, tính ổn định cao, không chịu tác động bởi các yếu tố thời tiết, điện khí được đánh giá là nguồn điện sẽ gánh vác vai trò “trụ đỡ” đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện. Việc phát triển điện khí, cũng góp phần vào việc thực hiện mục tiêu cam kết của đạt Net Zero vào năm 2050.
Trong Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 nhiệt điện khí được coi là "trụ đỡ" cơ cấu nguồn điện của VN. Do vậy, việc ưu tiên triển khai các dự án điện khí còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, nguồn điện được ưu tiên phát triển.
Việc sớm triển khai các dự án điện khí mới còn mang lại nhiều lợi ích khác cho nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển hóa nguồn lực tài nguyên (khí tự nhiên) thành nguồn phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, Để phát triển điện khí, đáp ứng các mục tiêu chiến lược đề ra cần cơ chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho điện khí, đặc biệt là cơ chế giá, bao tiêu. Và không chỉ nhìn ở những lợi ích trước mắt về giá điện mà cần có tầm nhìn rộng và xa hơn về mục tiêu an ninh năng lượng quốc gia, sử dụng hợp lý tài nguyên khí, đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi năng lượng xanh của đất nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Do vậy, cần có cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án điện khí LNG trong nước, tạo ra một môi trường đầu tư ổn định và thuận lợi cho việc phát triển hạ tầng LNG. Điều này có thể bao gồm các chính sách ưu đãi thuế, cơ chế hỗ trợ vay vốn và quy định rõ ràng về quy trình phê duyệt và xây dựng dự án LNG. Chính phủ có thể hỗ trợ tài chính và vốn cho các dự án hạ tầng LNG thông qua các chương trình tài trợ, quỹ đầu tư hoặc tạo ra các cơ chế hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp. Điều này giúp giảm gánh nặng tài chính ban đầu và tăng khả năng thu hồi vốn đối với các dự án LNG. Nếu đầu vào và các khoản chi phí đầu tư dự án LNG thấp thì đầu ra (giá điện) cũng sẽ giảm, khi đó việc chủ đầu tư đàm phán với EVN cũng sẽ dễ dàng hơn.
Đồng thời có cơ chế cụ thể để khuyến khích đầu tư các dự án điện LNG phục vụ việc vận hành ổn định lưới điện; sớm hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm của Việt Nam trong việc xây dựng kho cảng và nhập khẩu khí LNG hay xem xét giảm thuế nhập khẩu LNG và các thiết bị, máy móc xây dựng nhà máy điện; giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp đầu tư phát triển năng lượng xanh để thúc đẩy đầu tư.
Xem nhiềuKinh tế
Giá vàng thế giới bứt tốc tăng cao kỷ lục
Kinh tế
Giá vàng nhẫn tăng cao nhất lịch sử
Kinh tế
Thương lái Trung Quốc 'quay xe', giá cau ở Quảng Ngãi lao dốc
Kinh tế
Đề xuất nghỉ 4 ngày Quốc khánh năm 2025, dịp 30/4 nghỉ 5 ngày
Kinh tế
Đăng thảo luận