Bảng lương của công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền lương

(Dân trí) - Khi thực hiện cải cách tiền lương, công chức, viên chức sẽ có bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành.

Bảng lương công chức hiện nay

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức, viên chức được tính bằng công thức sau: Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.

Trong đó, hệ số lương hiện hưởng đang được quy định cụ thể tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP theo nguyên tắc công chức được bổ nhiệm vào ngạch nào thì được xếp lương theo ngạch đó.

Mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,8 triệu đồng/tháng.

Đây được xem là cách tính lương "cơ bản" với mỗi công chức bởi ngoài lương, công chức còn được hưởng phụ cấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng các khoản phụ cấp giống nhau.

Chi tiết bảng lương công chức từ 1/7/2023:

Bảng lương của công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền  第1张Bảng lương của công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền  第2张Bảng lương của công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền  第3张Bảng lương của công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền  第4张Bảng lương của công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền  第5张Bảng lương của công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền  第6张Bảng lương của công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền  第7张

2 bảng lương công chức sau cải cách

Theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, từ ngày 1/7/2024, nhà nước bãi bỏ tất cả các cơ chế, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính khi cải cách tiền lương đồng thời điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp xã hội tương ứng.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương, cơ cấu tiền lương khi cải cách gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

Ngoài ra, cán bộ công chức viên chức được bổ sung tiền thưởng, quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

Theo đó, sẽ có 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

Nhà nước xây dựng bảng lương này với nguyên tắc mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.

Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, ủy ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.

Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Bên cạnh đó, sẽ có 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.

Bảng lương này xây dựng với nguyên tắc cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.