Tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư ở một số dự án và nhà ở riêng lẻ tại một số khu vực như Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức… tăng cao bất thường so với tình hình thị trường và nhu cầu của người dân, theo Bộ Xây dựng.

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản.

Đánh giá về thị trường bất động sản trong quý II vừa qua, Bộ Xây dựng cho biết, nguồn cung nhà ở thương mại tăng nhẹ so với quý trước. 

Về giao dịch tại các phân khúc, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ có xu hướng giảm so với quý I/2024 trong khi lượng giao dịch đất nền có xu hướng tăng.

Giá giao dịch bất động sản có xu hướng tăng hơn so với quý trước. Tuy nhiên, Bộ chỉ rõ, sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro; tình trạng các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật còn xảy ra tại một số địa phương. 

Có thể kể đến như một số nhà đầu tư, người môi giới bất động sản tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản, gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để trục lợi. 

“Đặc biệt tại Hà Nội xảy ra tình trạng giá căn hộ chung cư tại một số dự án và nhà ở riêng lẻ tại một số khu vực như Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức… tăng cao bất thường so với tình hình thị trường và nhu cầu của người dân. Đặc biệt, theo phản ánh của báo chí, thời gian gần đây, tại Hà Nội, một số trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất có giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản”, Bộ Xây dựng nêu.

Bộ Xây dựng chỉ loạt ‘điểm nóng’ bất động sản giá tăng cao thường ở Hà Nội  第1张 Tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tại một số dự án và nhà ở riêng lẻ tại một số khu vực như Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức… tăng cao bất thường so với tình hình thị trường và nhu cầu của người dân. Ảnh: Hồng Khanh

Từ thực tế trên, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các địa phương triển khai nhiều nhiệm vụ để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch. 

Đồng thời, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.

Bên cạnh đó, có biện pháp quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở của người dân trong các dự án kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô, bán nền, tránh tình trạng người dân để đất trống, thực hiện hành vi đầu cơ, mua bán trao tay, “thổi giá” gây nhiễu loạn thông tin thị trường.

Kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch, môi giới tại địa phương. 

Đáng chú ý, Bộ cũng đề nghị các địa phương kiểm soát việc mua đi, bán lại các bất động sản trao tay nhiều lần, đặc biệt tại các khu vực, dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường. Thanh, kiểm tra, có biện pháp chấn chỉnh các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có) theo thẩm quyền.

Ngoài ra, các thông tin về thị trường bất động sản, quy hoạch, các dự án đã được phê duyệt phải được công bố rộng rãi, đảm bảo tính minh bạch, chính xác, tránh các hành vi gian lận, lừa đảo.

Cách đây vài tháng, Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường. 

Chỉ đạo trên của Bộ Xây dựng diễn ra trong bối cảnh, báo chí phản ánh tại một số khu vực, dự án, khu chung cư có căn hộ, nhà ở với mức giá cao bất thường; có hiện tượng thổi giá, làm giá, đầu cơ.

Bộ Xây dựng yêu cầu UBND TP. Hà Nội hoàn thành và gửi báo cáo về Bộ trước ngày 20/4. Tuy nhiên, đến nay, khi thông tin về việc kiểm tra, rà soát này chưa được công bố công khai thì Hà Nội tiếp tục “nóng” với các phiên đấu giá đất.

Từ cuối tháng 7 sang đến tháng 8, trong gần 1 tháng, thị trường bất động sản Hà Nội dậy sóng với 3 phiên đấu giá đất tại các huyện Đan Phượng, Thanh Oai, Hoài Đức.

Ngày 28/7, huyện Đan Phượng tổ chức đấu giá 85 lô đất với hơn 1.250 hồ tham gia đấu giá. Kết quả, mức trúng cao nhất lên đến 99,2 triệu đồng/m2. 

Tiếp đó, phiên đấu giá 68 lô đất ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai còn nóng hơn khi có tới hơn 4.000 hồ sơ với khoảng 1.600 người tham gia. Từ giá khởi điểm 8,6-12,5 triệu đồng/m2, giá trúng cao nhất lên tới 100,5 triệu đồng/m2. 

Tiếp sau đó, phiên đấu giá 19 lô đất ở khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức có cả nghìn hồ sơ nộp vào tham gia trả giá. Đặc biệt, cuộc đấu giá đất này kéo dài từ 9 giờ sáng 19/8 đến 4 giờ 30 phút rạng sáng 20/8 mới ngã ngũ sau 9 vòng đấu. Giá trúng đấu giá cao nhất lên đến 133,3 triệu đồng/m2. So với giá khởi điểm là 7,3 triệu đồng, lô đất này được nhà đầu tư trả gấp hơn 18 lần.

Bộ Xây dựng chỉ loạt ‘điểm nóng’ bất động sản giá tăng cao thường ở Hà Nội  第2张 Đất đấu giá ven Hà Nội ‘vượt mặt’ bảng giá đất nhiều khu vực Hoàn Kiếm, Ba ĐìnhMức trúng đấu giá đất của các huyện ngoại thành Hà Nội từ 99-133 triệu đồng/m2, cao hơn so với bảng giá đất của các quận nội thành. Thậm chí còn cao hơn bảng giá đất nhiều khu vực trung tâm như quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng… Bộ Xây dựng chỉ loạt ‘điểm nóng’ bất động sản giá tăng cao thường ở Hà Nội  第3张 Người trúng đấu giá lô đất đắt nhất hơn 100 triệu/m2 ở Thanh Oai chưa nộp tiềnSơ bộ đến nay chỉ có 13/68 lô đất đấu giá nộp đủ, còn người trúng đấu giá lô đất hơn 100 triệu đồng/m2 chưa nộp tiền, theo đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội).