Theo báo cáo tại buổi tập huấn, Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an ninh lương thực thực phẩm trong những năm qua. Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng của người dân, đặc biệt là trẻ em ở vùng khó khăn vẫn còn ở mức cao so với đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng, miền.
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn giới thiệu "Sổ tay hướng dẫn xây dựng dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng". Ảnh: H.X
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em vẫn còn ở mức trung bình 19,6% (năm 2020). Trong đó, tỷ lệ này ở mức cao tại vùng miền núi phía Bắc là 37,4%, vùng Tây Nguyên là 28,8%, ở dân tộc khác (trừ dân tộc Kinh) là 32%. Tỷ lệ nghèo đa chiều là 7,52%. Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là trên 1.972.700 hộ (số liệu rà soát năm 2022).
Mục tiêu an ninh lương thực thực phẩm ngày nay không chỉ là sự bảo đảm chắc chắn đủ gạo ăn và các loại cây lương thực, mà còn phải bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng và sinh kế người dân. Bởi vậy, cần phải thúc đẩy khung hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng theo cách tiếp cận đa ngành, gắn liền với các mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhằm hướng dẫn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, cán bộ ngành nông nghiệp, y tế, các tổ chức và nông dân trong tiếp cận khung hệ thống lương thực, thực phẩm và xây dựng, tổ chức thực hiện dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Bộ NNPTNT ban hành “Sổ tay hướng dẫn xây dựng dự án phát triển hệ thống lương thực thực phẩm cảm bảo đủ dinh dưỡng”.
Quang cảnh tập huấn triển khai thí điểm "Sổ tay hướng dẫn xây dựng dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng". Ảnh: H.X
Tại buổi tập huấn, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, sổ tay cung cấp các hướng dẫn về xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá dự án phát triển hệ thống lương thực thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Qua đó, giúp chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu dùng theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững, dựa trên lợi thế của các địa phương. Đời sống người dân theo đó được nâng cao, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam và toàn cầu.
Theo nội dung sổ tay, đối tượng được hỗ trợ từ dự án là người lao động tham gia sản xuất nông nghiệp thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi cả nước; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.
Về trồng trọt, các đối tượng nói trên sẽ được hỗ trợ cây giống phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ sản xuất sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Về chăn nuôi, được hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, thuốc thú y, chế phẩm sinh học hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường,...Song song đó, dự án còn hỗ trợ tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, kiến thức sản xuất nông nghiệp đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Đăng thảo luận
2024-11-24 09:34:35 · 来自222.42.7.52回复
2024-11-24 09:54:47 · 来自36.61.19.215回复
2024-11-24 10:04:46 · 来自171.14.32.101回复
2024-11-24 10:14:45 · 来自121.77.216.197回复
2024-11-24 10:24:46 · 来自182.91.254.168回复
2024-11-24 10:34:43 · 来自182.83.36.115回复
2024-11-24 10:44:59 · 来自106.88.100.24回复