TP - Từ hai bàn tay trắng, đi cày thuê cho doanh nghiệp, ông Tạ Hồng Kiệt (SN 1957, trú thôn 6, xã Đoàn Kết, TP Kon Tum, Kon Tum) với ý chí kiên cường, tầm nhìn xa đã trở thành một nông dân thành đạt. Mới đây, ông có tên trong danh sách 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Không ngại đổi mới mỗi ngày

Năm 1975, ông Tạ Hồng Kiệt bắt đầu theo học lái xe máy cày để phục vụ cho người dân. Trong khoảng thời gian này, ông đi cày đất thuê cho nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã. Sau khi tích lũy được ít vốn, ông thuê lại đất để trồng sào mía đầu tiên.


Từ làm thuê thành Nông dân Việt Nam xuất sắc 
  第1张

Với những thành công trong việc làm giàu từ cây cao su, ông Kiệt đã được công nhận là nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Thời gian đầu trồng mía xen kẽ trồng mì đã giúp ông Kiệt học được nhiều kinh nghiệm, kiến thức và là cơ sở vững chắc cho thành công trong tương lai. Với đầu óc nhạy bén, ông đã mạnh dạn mua lại 6ha đất ngập nước của bà con trồng mía, mì.

Ông Kiệt nói, đối với nhiều người, vùng đất ngập nước vô cùng khó khăn trong việc trồng lúa, nhưng với ông là cơ hội để thử nghiệm nhiều cây trồng mới. Thế rồi đến năm 2008, ông bắt đầu trồng cao su với số tiền ít ỏi vay mượn được.

Đến năm 2012, ông đã phát triển diện tích cao su lên tới 17ha thu hoạch mủ đều đặn. Đến năm 2017, ông còn trồng thêm 3ha cao su và thêm 4ha mì, lúa. Bằng những phương pháp ứng dụng công nghệ, mọi hoạt động tưới tiêu đều được ông sử dụng bằng máy móc thay cho sức lao động, điều này giúp công việc liên tục cho ra “trái ngọt”.

Không chỉ giỏi sản xuất, ông Kiệt còn nhạy cảm với thị trường khi mở cửa hàng phân bón từ những năm 1989. Đến năm 2002, ông chính thức mở đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lúa giống lớn nhất trong khu vực.

“Giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, nhưng được sự hỗ trợ của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ xã và các cấp chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho vay vốn. Từ đó việc sản xuất, kinh doanh của gia đình bắt đầu ổn định và phát triển. Tôi luôn cảm thấy may mắn khi được nhiều người giúp đỡ trong giai đoạn khó khăn”, ông Kiệt bày tỏ.


Từ làm thuê thành Nông dân Việt Nam xuất sắc 
  第2张

Từ hai bàn tay trắng, cuộc sống của ông Kiệt giờ đây là niềm mơ ước của nhiều người nông dân tại địa phương

Đến nay, ông Kiệt thu về tổng lợi nhuận 1,6 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí từ mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp kinh doanh. Không chỉ vậy, ông còn tạo ra việc làm ổn định cho 13 lao động thường xuyên với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng, và giải quyết việc làm cho hơn 700 lao động thời vụ mỗi năm.

Thiện tâm vì người nghèo

Sau khi kinh tế ổn định, gia đình ông Kiệt bắt đầu hỗ trợ cho bà con nông dân bằng việc bán nợ các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống,... không tính lãi. Tiêu chí của ông chỉ bán nợ sản phẩm để giúp đỡ người dân trồng trọt, tái canh, tuyệt đối không cho vay tiền vì điều đó sẽ khiến mọi người ỉ lại, không tập trung sản xuất.

Anh A Wul (SN 1985, trú làng Kon Kơ Tu, xã Vinh Quang) chia sẻ: “Tôi được gia đình ông Kiệt hỗ trợ rất nhiều trong việc mượn giống, phân bón không tính lãi. Đồng thời, ông Kiệt còn hướng dẫn cách trồng cây, chăm sóc, tạo ra sản phẩm chất lượng với giá cao. Không chỉ có gia đình tôi, rất nhiều hộ sản xuất nhỏ trên địa bàn đều được ông hỗ trợ, giúp đỡ tận tâm”.

Không chỉ hỗ trợ trong sản xuất, ông Kiệt còn được nhiều người dân yêu thương bằng tấm lòng nhân ái. Năm 1999, ông đã tình nguyện hiến 15ha đất cho xã Đoàn Kết để giúp đồng bào dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển kinh tế.

Ông còn lập ra hội từ thiện “Minh Tâm” để cùng các thành viên vận động nhà hảo tâm, mạnh thường quân đóng góp cho rất nhiều hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Trong năm 2023, hội từ thiện của ông đã giúp đỡ 32 gia đình giảm nghèo, qua đó giúp cộng đồng nông dân địa phương phát triển bền vững.

Gia đình ông Kiệt còn là một trong những hộ dân đóng góp tích cực trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng đường sá cho thôn, xã như: huy động nhân công làm đường nhựa cho thôn; tham gia gắn 6 camera an ninh; giúp đỡ những người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; trực tiếp tham gia xây dựng điểm mô hình nuôi cá nước ngọt,...

Bà Võ Thị Ngọc Vân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đoàn Kết cho biết, ông Kiệt là một nông dân giỏi, doanh nhân thành đạt và luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bà con địa phương. Ông không chỉ có kinh nghiệm, định hướng giúp cho nhiều hộ dân thoát nghèo, còn trực tiếp hỗ trợ bằng tiền, vật chất để nhiều người vượt qua khó khăn.

Nhờ những thành tích sản xuất và đóng góp tích cực xây dựng cho cộng đồng, ông Tạ Hồng Kiệt được đề cử trong danh sách nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024. Đây là minh chứng cho thấy ý chí kiên cường, tầm nhìn xa, đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành một nông dân thành đạt của ông Kiệt.

NGUYÊN LÊ Xem nhiều

Kinh tế

Giá vàng thế giới bứt tốc tăng cao kỷ lục

Kinh tế

Giá vàng nhẫn tăng cao nhất lịch sử

Kinh tế

Thương lái Trung Quốc 'quay xe', giá cau ở Quảng Ngãi lao dốc

Kinh tế

Đề xuất nghỉ 4 ngày Quốc khánh năm 2025, dịp 30/4 nghỉ 5 ngày

Kinh tế

Thủ tướng duyệt mở rộng công viên phần mềm gần 1.000 tỷ ở Đà Nẵng
MỚI - NÓNG 
Từ làm thuê thành Nông dân Việt Nam xuất sắc 
  第3张
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông: Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực
Thế giới TPO - Ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) với chủ đề “Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực”. 
Từ làm thuê thành Nông dân Việt Nam xuất sắc 
  第4张
Bộ Công Thương nói về việc khởi động lại dự án điện hạt nhân
Kinh tế TPO - Tại họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương ngày 23/11, đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngay sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn. Về công nghệ sẽ lựa chọn công nghệ thế hệ mới đã được áp dụng thực tiễn. 
Từ làm thuê thành Nông dân Việt Nam xuất sắc 
  第5张
Chỉ đạo mới nhất của Bộ Văn hóa về vụ cháy chùa thiệt hại 25 tỷ đồng ở Phú Thọ
Văn hóa TPO - Sau khi nắm bắt được thông tin về vụ cháy chùa Phổ Quang, đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị khẩn trương kiểm tra thực tế, đánh giá mức độ thiệt hại và đề xuất phương án xử lý, khắc phục tại di tích.