TPO - Ban tổ chức Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt và may Việt Nam – VTG 2024 cho biết, ngành dệt may trong nước đang đứng trước nhiều cơ hội lớn, góp phần nâng cấp, cải tiến toàn diện về máy móc, nguyên phụ liệu, công nghiệp nhuộm và hóa chất.

Theo Ban tổ chức, Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt và may Việt Nam – VTG 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25 – 28/9/2024, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn SECC (quận 7, TPHCM). Đây là sự kiện nổi bật tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

VTG 2024 được tổ chức đồng thời cùng với Triển lãm quốc tế phụ liệu dệt và may Việt Nam; Triển lãm quốc tế công nghiệp nhuộm và hóa chất Việt Nam và Triển lãm quốc tế máy móc và nguyên liệu giày dép Việt Nam. Sự kết hợp chuỗi các triển lãm trên đã tạo nên một chuỗi cung ứng toàn diện của các ngành công nghiệp dệt may, nguyên phụ liệu và công nghiệp nhuộm và hoá chất.

Triển lãm do Công ty CP Hội chợ và Quảng cáo Vinexad (trực thuộc Bộ Công Thương) và Yorkers Trade & Marketing Service Co., Ltd. đồng tổ chức cùng với Hiệp hội Thiết bị May Quảng Đông, Hiệp hội Máy Làm Giày Quảng Đông và Paper Communication Exhibition Services. Sự kiện cũng nhận được sự hỗ trợ từ các hiệp hội uy tín như Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA), Hội Dệt May-Thêu Đan TP. HCM (AGTEK), Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), và Hội Da Giày TP.HCM (SLA).

Ban tổ chức cho biết, đã có hơn 380 doanh nghiệp của 580 gian hàng từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc, Việt Nam... đăng ký tham dự và giới thiệu những sản phẩm dệt may và công nghệ mới nhất phục vụ cho ngành dệt may.

Tham dự triển lãm VTG 2024 năm nay có các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực máy móc ngành dệt may như TAJIMA, SANSIN, EPSON (THN), HAPPY JAPAN, và VIET TIEN TUNG SHING, mang đến những giải pháp tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như các xu hướng và đổi mới quan trọng trên cả thị trường trong nước và toàn cầu.

 Dệt may trong nước khai thác cơ hội vào chuỗi cung ứng toàn cầu 第1张 Ngành dệt may Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực, khả quan. Ảnh tại triển lãm ngành dệt may 2023, ảnh: Uyên Phương

Triển lãm cũng sẽ có các gian hàng trưng bày các sản phẩm, công nghệ máy móc tiên tiến nhất trong ngành dệt may, hướng tới các công nghệ số hóa nhà máy, thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam chuyển đổi số và đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa các loại vải của thị trường hiện nay.

Theo đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VITATEX) sẽ trưng bày các giải pháp dệt may từ các nhà sản xuất toàn cầu, giải quyết tình trạng phụ thuộc 75% vào nhập khẩu vải của đất nước. DYECHEM sẽ nêu bật các công nghệ nhuộm thân thiện với môi trường, điều cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững của EU, trong khi VFM tập trung vào máy móc sản xuất giày dép thúc đẩy các tiến bộ của Công nghiệp 4.0.

Theo Ban tổ chức, VTG 2024 không chỉ là một triển lãm về chuỗi cung ứng dệt may, mà còn đóng vai trò như một sự kiện quan trọng tạo cơ hội giao thương và cải tiến công nghệ, trao đổi chuyên môn và là chất xúc tác thúc đẩy quá trình chuyển đổi của toàn ngành, giúp Việt Nam tiến xa hơn trong hành trình hiện đại hóa và phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.

Thông tin từ Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 28,32 tỷ USD, tăng 6,19% so với cùng kỳ năm 2023. Đến nay, Việt Nam là nước duy nhất trong bốn quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới có thị phần tăng trưởng ở các quốc gia.

Số liệu thống kê của Hiệp Hội Da Giày – Túi xách Việt Nam cũng cho thấy, Việt Nam đang xếp thứ 3 trên thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ) về sản xuất và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép, với kim ngạch xuất khẩu gần 24 tỷ USD năm 2023 và đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt 26 - 27 tỷ USD năm 2024.

Trước tín hiệu tích cực của ngành dệt may và da giày trong các tháng qua, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp da giày và nguyên phụ liệu tại Việt Nam thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Điểm nhấn năm nay là tại triển lãm, nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước sẽ chia sẻ các giải pháp tiên tiến từ máy móc giày dép đến máy may vi tính, tập trung vào thúc đẩy chuyển đổi công nghiệp 4.0 trong sản xuất giày dép.

Bên cạnh các hoạt động triển lãm, VTG 2024 còn diễn ra các hội thảo chuyên sâu như: Ngành Dệt May Việt Nam: Tập trung vào bền vững, đổi mới, cạnh tranh toàn cầu; Kinh tế tuần hoàn và chiến lược phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam – Giải pháp thiết thực để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu; Kinh tế Việt Nam và triển vọng kinh doanh đối với ngành da giày; Nâng tầm giá trị ngành dệt may thông qua phát triển tại chuỗi cung ứng vải chất lượng cao; Quy trình trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Tác động đến ngành dệt may và chuỗi cung ứng…

Các hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia và doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sẽ cho thấy những cơ hội cũng như các thách thức mà doanh nghiệp ngành dệt may trong nước sẽ phải đối mặt và đáp ứng trong thời gian tới.

Uyên Phương Xem nhiều

Kinh tế

Thống nhất nghỉ Tết 9 ngày, vì sao nhiều nơi kéo dài 11 hôm?

Kinh tế

Giá vàng nhẫn mỗi ngày một kỷ lục mới

Kinh tế

Rao bán tòa nhà Landmark 72 cao 'chọc trời' Hà Nội

Kinh tế

Vụ việc nào bị kiểm toán chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra?

Xã hội

Cận cảnh Phân khu Đổi mới sáng tạo rộng hơn 3.770 ha của Đà Nẵng
Tin liên quan  Dệt may trong nước khai thác cơ hội vào chuỗi cung ứng toàn cầu 第2张

Nghệ An lập chiến lược phát triển loạt doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025

 Dệt may trong nước khai thác cơ hội vào chuỗi cung ứng toàn cầu 第3张

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong cơn bĩ cực

 Dệt may trong nước khai thác cơ hội vào chuỗi cung ứng toàn cầu 第4张

Tạo bệ đỡ cho công nghiệp hỗ trợ

 Dệt may trong nước khai thác cơ hội vào chuỗi cung ứng toàn cầu 第5张

Đà Nẵng sẽ làm triển lãm quy mô lớn về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo năm 2023

MỚI - NÓNG  Dệt may trong nước khai thác cơ hội vào chuỗi cung ứng toàn cầu 第6张
Xe khách tông xe container trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 1 người chết, 12 người bị thương
Xã hội TPO - Sáng nay, chiếc xe khách Thuận Thảo chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết theo hướng từ Bắc vào Nam, khi đến Km227+800 đoạn qua xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã tông vào đuôi xe container khiến 1 người chết, 12 người bị thương.  Dệt may trong nước khai thác cơ hội vào chuỗi cung ứng toàn cầu 第7张
Sạt lở tại đê tả sông Hồng, hàng trăm mét vuông đất làng gốm cổ ở Hà Nội bị cuốn trôi
Nhịp sống Thủ đô TPO - Do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nước lũ lên, tình trạng mưa nhiều kéo dài, trong một tháng qua xảy ra nhiều vụ sạt lở liên tiếp tại làng gốm cổ xã Kim Lan (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cuốn trôi hàng trăm mét vuông đất.  Dệt may trong nước khai thác cơ hội vào chuỗi cung ứng toàn cầu 第8张
Nữ chuyên viên có quan hệ 'khủng' trong vụ Việt Á bị đề nghị truy tố trong vụ án thứ hai
Pháp luật TPO - Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu Trưởng ban Kế hoạch Marketing, NXB Giáo dục, đã nhận án 30 tháng tù trong vụ Việt Á và giờ đây tiếp tục bị đề nghị truy tố do vi phạm quy định đấu thầu. Bà Thủy từng giúp Cty Việt Á nhiều việc 'khó'; thậm chí tác động ông Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế tới dự sự kiện do nữ chuyên viên này 'set up'.